THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 65)

CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM không Việt Nam

Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 666/TTg Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/01/1956 với việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Phủ Thủ tướng.

Trải qua hơn nửa thế kỷ phấn đấu xây dựng và trưởng thành, tuy cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ thường xuyên thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhưng ngành hàng không vẫn ổn định và phát triển vững chắc.

Kể từ khi thành lập đến nay, đã có nhiều văn bản của Nhà nước được

ban hành về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngành. Ngày 11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP thành lập Tổng cục Hàng khơng dân dụng Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ, nhưng về mặt tổ chức quản lý và chỉ đạo xây dựng, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam vẫn trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Theo quy định hiện hành ngành Hàng không dân dụng Việt Nam hiện nay được tổ chức theo mơ hình trực tuyến tham mưu trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, gồm các khối quản lý nhà nước, khối các đơn vị sự nghiệp công lập và khối các doanh nghiệp hàng không.

Khối quản lý nhà nước bao gồm Cục Hàng không Việt Nam, Các Cảng vụ hàng không:

Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; là Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chính của Cục Hàng khơng Việt Nam là tổ chức xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Giao thông

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 65)