Về tình hình đào tạo, bồi dưỡng phi công

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 92)

Để đảm bảo NNL phi công cho sự phát triển của ngành Hàng không đất nước trong xu thế đẩy mạnh hội nhập quốc tế, trong những năm qua, ngành Hàng không Việt Nam đã có những cố gắng nhất định trong đào tạo, bồi dưỡng phi công.

Trên cơ sở thực hiện chính sách quốc gia về phát triển NNL phi công, các hãng hàng không của Việt Nam cũng có cách làm riêng. Nguồn lực phi công do tính đặc thù , tự nó đã mang tính xã hội hóa, quốc tế hóa rất cao. Khi đã có bằng lái do một cơ sở đào tạo được Cục Hàng không thừa nhận, phi công có thể ký kết bay cho bất kỳ hãng hàng không nào trên thế giới. Do vậy, việc tính toán tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng của từng hãng hàng không ở Việt Nam có sự khác nhau:

VietJet Air khi quyết định kinh doanh, tham gia thị trường hàng không đã thuê 100% người lái, trong đó đa số là phi công ngoại. Luận chứng kinh doanh của một hãng hàng không, đặc biệt hãng tư nhân, vấn đề họ quan tâm là lợi nhuận, doanh số, thời gian thu hồi vốn và tỷ suất lợi nhuận. Do đó việc thuê hay đào tạo phi công là bài toán cần phải tính toán rất kỹ lưỡng. Suy cho cùng, các quyết định kinh doanh phụ thuộc vào lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tuy nhiên đối với kinh doanh hàng không để có lợi nhuận ròng, hãng còn phải lo liệu nhiều vấn đề khác nữa, trong đó đặc biệt là an ninh, an toàn hàng không. Thực tế không ít hãng hàng không hàng chục năm kinh doanh có lãi nhưng chỉ một sơ suất nhỏ, gây tai nạn là có thể phá sản, hoặc uy tín kèm theo đó là khách hàng sẽ giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù vậy, cho đến nay VietJet chỉ chú trọng vào thuê phi công, chỉ hỗ trợ việc đào tạo phi công chứ không trực tiếp tham gia đào tạo phi công.

JPA, Vasco với tư cách là công ty con của VNA không đảm nhận chức năng đào tạo phi công mà chỉ sử dụng bộ phận NNL phi công do VNA cung cấp, thì VNA luôn chú trọng công tác này.

Trong khi đó, Việtnam Airlines lại rất chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng phi công. Cho đến nay ngành Hàng không Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, nguồn tuyển được đào tạo ở nước ngoài. Phương thức chủ yếu là: Từ năm 2012 về trước Vietnam Airlines tuyển học viên phi công và gửi đi đào tạo ở nước ngoài như Pháp, Úc, Mỹ bằng kinh phí của Tổng công ty. Học viên dự tuyển đầu vào được tuyển chọn khá kỹ theo tiêu chuẩn quốc tế, trước khi gửi đi đào tạo ở nước ngoài được học dự khóa

trong nước thời gian từ 6 tháng 8 tháng tại Việt Nam (tại Trung tâm huấn luyện bay - FTC và tại Công ty cổ phần Bay Việt thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam); nội dung đào tạo dự khóa gồm tiếng Anh để đạt trình độ TOEIC 500, kiến thức khoa học tự nhiên, giáo dục quốc phòng, kiến thức cơ bản về hàng không. Cơ sở đào tạo PCDK của Việt Nam đánh giá đạt yêu cầu mới đề nghị cơ sở đào tạo nước ngoài phỏng vấn, kiểm tra lại. Việc tiếp nhận PCDK của Việt Nam do cơ sở đào tạo tiếp theo quyết định

Quy trình đào tạo phi công của VNA được thực hiện theo các nhóm phi công trong những năm qua như sau:

Thứ nhất, đào tạo phi công cơ bản (PCCB) gồm các bước như trong bảng 3.10. dưới đây

Bảng 3.10. Các bước đào tạo phi công cơ bản của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

TT Giai đoạn huấn

luyện Thời gian huấn luyện Địa điểm huấn luyện

1 Lý thuyết ATP 24 tuần Thành phố Hồ Chí Minh

2 Huấn luyện bay 44 tuần Mỹ

3 Huấn luyện tổ lái

nhiều thành viên

04 tuần Cam Ranh

Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].

Chương trình huấn luyện lý thuyết ATP kéo dài 24 tuần với 14 môn học, bao gồm:

- Luật hàng không

- Cấu trúc máy bay và động cơ - Lý thuyết bay

- Thiết bị bay

- Cân bằng tải trọng - Tính năng bay - Nhân tố con người - Khí tượng hàng không - Dẫn đường cơ bản - Dẫn đường vô tuyến

- Qui trình khai thác - Nguyên lý bay - Liên lạc VFR - Liên lạc IFR

Huấn luyện bay (thời gian 44 tuấn) với các nội dung: - Giấy phép lái máy bay tư nhân

- Giấy phép lái máy bay thương mại

- Năng định bay thiết bị trên máy bay nhiều động cơ

- Chứng chỉ Anh văn hàng không level 4 trở lên theo quy định của ICAO.

Thứ hai, đào tạo chuyển loại. Sau khi học viên tốt nghiệp các trường đào tạo tại Mỹ, Úc, Pháp theo khuyến cáo của Cục HKVN (CAAV) sẽ được tiếp nhận vào Đoàn bay, đội bay của hãng hàng không. Đội ngũ giáo viên bay của hãng sẽ huấn luyện, kèm cặp cho tới khi đạt tiêu chuẩn năng định trên loại máy bay đó, tiếp theo thanh tra bay sẽ kiểm tra lại trên thực tế và trên buồng lái giả định (Simulator), lập hồ sơ đề nghị CAAV cấp phép bay.

Thứ ba, huấn luyện thường xuyên. Nghề lái bay là quá trình sử dụng với huấn luyện đào tạo gần như diễn ra đồng thời. Mỗi lần cất cánh/hạ cánh, mỗi cung đường luôn xuất hiện những tình huống/ nguy cơ mới; bởi vậy quá trình khai thác đồng thời là quá trình học tập, rút kinh nghiệm, bổ sung cảm giác bay. Cuộc đời mỗi phi công là chuỗi lịch trình huấn luyện đào tạo. Trong giới phi công thừa nhận rằng: chỉ có thể đếm tổng số giờ bay đã thực hiện chứ khó có thể khẳng định mình hoàn toàn làm chủ và không thể sai sót. Như vậy, để có thể hoàn thành nhiệm vụ- hạ cánh an toàn quá trình bay khai thác cũng đồng thời là quá trình huấn luyện, đào tạo/ tự huấn luyện, tự đào tạo. Cũng vì lẽ đó trong lĩnh vực hàng không khái niệm training được dùng rất phổ biến và cũng ít khi dịch ra tiếng Việt là đào tạo hay huấn luyện. Bởi nghề phi công phải luôn tâm niệm rằng: training- training and training. Chỉ có thấm nhuần tư tưởng của Lênin: học- học nữa- học mãi mới đảm bảo an toàn cho tới khi “hạ cánh an toàn”.

Thứ tư, định kỳ SIM. Buồng lái giả định là một quy định bắt buộc mà định kỳ tất cả PC đều phải trải qua. Thông thường mỗi quý PC phải SIM một

lần. Thực chất của SIM là củng cố lại cảm giác bay và tiếp cận ứng xử với những tình huống có thể xảy ra. Bản chất của SIM là đưa ra các tình huống xấu, thậm chí xấu nhất như chết 1 động cơ, hai, thậm chí ngưng hết các động cơ, tình huống bị khủng bố, hết nhiên liệu, hoặc giả vỡ kính buồng lái...trên cơ sở đó yêu cầu PC phải đưa ra các quyết định xử lý. Tất cả hành vi của PC được ghi chép lại hết sức tỷ mỉ và có hệ thống, sau đó sẽ phân tích đúng sai của các quyết định. Nếu móc chưa thể đua ra đánh giá, kết luận thì giáo viên sẽ bình giảng và phân tích đúng sai, những điều nên hay không nên đối với phi công.

Buồng lái giả là một quy trình bắt buộc, nó không những đem lại những cảm giác như thật, mà còn đưa ra các kịch bản, tình huống giả định để rèn luyện ý chí, bản lĩnh của PC, đồng thời rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống.

Hiện nay, VNA đã có 04 buồng SIM cho PC lái A320/321 đảm nhận khoảng 30% SIM cho PC đang khai thác cho các hãng của Vietnam phần còn lại vẫn phải đi nước ngoài Singapore, Thailand, HongKong để SIM.

Thứ năm, đào tạo để trở thành giáo viên bay

Đây là đội ngũ phi công giỏi chuyên môn, có năng khiếu sư phạm, có khả năng hướng dẫn, chỉ bảo, động viên người khác tiến bộ trong nghề bay, khi tích lũy đủ những điều kiện cần thiết sẽ được nhà khai thác (AOC) và nhà chức trách hàng không CAAV thi tuyển và cấp chứng chỉ làm giáo viên bay.

Thứ sáu, đào tạo để trở thành thanh tra bay.

Đội ngũ thanh tra bay là những người được CAAV bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đánh giá toàn bộ đội ngũ những người là công tác đào tạo huấn luyện PC; họ có thẩm quyền kiểm tra, giám sát cả phi công bình thường và phi công làm nhiệm vụ giáo viên bay.

Thứ bảy, đào tạo khác, bao gồm: - Tự học để nâng cao hiểu biết của PC - Đào tạo kỹ năng mặt đất, xăng dầu - Bổ túc kiến thức thương mại, thị trường.

- Kỹ năng ứng xử khi có những tình huống phải quyết định không sự thảo luận nhóm hoặc xin ý kiến của “Tổng hành dinh”. Thực tiễn nghề lái bay

chỉ ra rằng, nhiều tình huống PC phải tự quyết định trong khoảnh khắc và ít khi có sự trao đổi thảo luận/ phản biện vấn đề. Ví dụ chuyến bay HQ5027 của ASIA air rơi xuống biển In-đô-nê-sia ngày 28/12/2014 cho thấy, quyết định cho bay tăng đột ngột độ cao là sai lầm “chết hết”. Do vậy, việc đào tạo kỹ năng cho phi công là tối cần thiết. Họ phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo và đưa ra quyết sách gần như phải “chính xác tuyệt đối”.

- Đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ tiếng Anh cho phi công. - Rèn luyện sức khỏe đối với phi công.

Sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài được cấp bằng phi công thương mại (bằng CPL), Vietnam Airlines tổ chức huấn luyện chuyển loại và năng định tại FTC để được tham gia làm thủ tục cấp giấy phép lái máy bay của Cục Hàng không Việt Nam.

Quy trình và thủ tục hồ sơ cấp phép bay cho phi công rất chặt chẽ và khá phức tạp, PC phải hội đủ những tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời phải trải qua những bước, những khâu kiểm tra rất chi tiết, tỷ mỉ. Cơ quan cấp chúng chỉ, bằng lái máy bay phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình nên hầu như không có sự nhân nhượng trong việc cấp bằng lái, chứng chỉ cho phi công.

Đội ngũ phi công được đào tạo phát triển một cách toàn diện, khi tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để thực hiện nhiệm vụ bay được giao, hiện tại đội ngũ phi công người Việt Nam đang chiếm tỷ trọng 71%. Hiện nay, ngành hàng không chưa có cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, việc gửi học viên đi đào tạo ở nước ngoài sẽ không chỉ là ngày một, ngày hai.

Việc đào tạo phi công do Vietnam Airlines chi trả toàn bộ chi phí với mức trung bình khoảng trên 100.000 USD/phi công (cấp bằng CPL), trung bình hàng năm Vietnam Airlines đào tạo khoảng gần 100 phi công với chi phí lên tới trên một trăm tỷ đồng, đây là khoản chi không nhỏ trong khi nguồn vốn đầu tư phát triển rất hạn hẹp. Vì vậy, từ năm 2013, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã ban hành chính sách xã hội hóa trong đào tạo phi công cơ bản, số 1490/QĐ-HĐTV/TCTH ngày 12/6/2013 của Hội đồng thành viên.

Chính sách xã hội hóa về đào tạo phi công cơ bản theo phương thức sau: - Các học viên tự túc chi phí đào tạo phi công cơ bản, học tại các Tổ chức huấn luyện hàng không trong và ngoài nước theo danh sách do Tổng công ty lựa chọn (được Cục HKVN phê chuẩn), ký cam kết tuyển dụng sau đào tạo trước khi đi đào tạo và có nguyện vọng làm việc lâu dài cho Vietnam Airlines.

- Sau khi tốt nghiệp học viên sẽ được Tổng công ty Hàng không Việt Nam tuyển dụng vào làm việc nếu đáp ứng các tiêu chuẩn để trở thành phi công khai thác của Vietnam Airlines.

- Tổng công ty Hàng không Việt Nam có chính sách thanh toán một phần kinh phí đào tạo của khóa đào tạo phi công cơ bản cho người được tuyển dụng, sau khi đã tốt nghiệp khóa chuyển loại vào bay khai thác cho Tổng công ty 01 năm trên cơ sở kết quả học tập xếp loại toàn khóa của học viên như sau:

+ Thanh toán 50% kinh phí đào tạo đối với những người đạt loại giỏi; + Thanh toán 20% kinh phí đào tạo đối với những người đạt loại khá. - Vietnam Airlines: Mặc dù trên thế giới có rất nhiều quốc gia có khả năng đào tạo phi công, nhưng xét trên góc độ phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chi phí và chất lượng đầu ra, Vietnam Airlines đã chọn lựa một số cơ sở đào tạo có tính truyền thống phù hợp như: Úc, Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Singapore được Cục HKVN phê chuẩn để đào tạo trên 200 phi công cơ bản và huấn luyện định kỳ trên SIM cho 100% phi công đang bay khai thác thương mại.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ngành Hàng không Việt Nam đã triển khai thực hiện xã hội hóa trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực hàng không một cách tích cực, bước đầu đã mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như xã hội.

Xã hội hoá công tác đào tạo cũng là hướng chuyển dịch quan trọng của chính sách đào tạo nguồn nhân lực phi công. Người lao động ngày càng nhận thức rõ giá trị của kiến thức và kỹ năng được đào tạo bởi một cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, từ đó họ chấp nhận tự bỏ một phần hoặc toàn bộ kinh phí

để trau dồi những kiến thức và kỹ năng này. Sự hưởng ứng tích cực của các gia đình sinh viên đối với chương trình gửi người đi đào tạo ở nước ngoài;

Những năm gần đây, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã tuyển nhân sự gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Cụ thể, trong giai đoạn 2001-2007, Tổng công ty đã gửi khoảng học sinh đi đào tạo tại Học viện Hàng không dân dụng Saint-Petersburg (Liên bang Nga) và, Hoa Kỳ theo cơ chế doanh nghiệp và gia đình học viên mỗi bên chịu một phần kinh phí.

Theo ước tính sơ bộ, chi phí mà gia đình sinh viên tự gánh vác cho chương trình này là khoảng 10-15 nghìn USD, bù lại thì con cái họ có được trình độ đại học hàng không cộng thêm một chỗ làm chắc chắn ở doanh nghiệp hàng không Việt Nam.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều người tự bỏ ra một khoản kinh phí lớn để tham dự khoá đào tạo phi công cơ bản, bởi sau khi tốt nghiệp họ sẽ có cơ hội dễ dàng tìm việc làm tại các hãng hàng không vốn dĩ đang thiếu nghiêm trọng lực lượng phi công, có thu nhập cao đủ bù đắp khoản kinh phí đầu tư ban đầu; hoặc nhiều gia đình chấp nhận toàn bộ chi phí đào tạo và chắc chắn được nhận vào làm việc tại Vietnam Airlines hoặc các hãng khác sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phi công ở Việt Nam cũng từng bước hình thành, phát triển, góp phân đào tạo,bổi dưỡng nâng cao chất lượng NNL phi công của đất nước. Đến nay Trung tâm huấn luyện bay thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam đã thực hiện việc huấn luyện chuyển loại, năng định, huấn luyện thường xuyên, định kỳ cho người lái. Công ty cổ phần Bay Việt, được thành lập năm 2009, là cơ sở đào tạo phi công cơ bản thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam, hiện tại đang thực hiện đào tạo dự khóa phi công cơ bản làm nguồn đưa đi đào tạo tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 92)