Phương hướng phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không đến năm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 118 - 119)

- Đối với đội ngũ phi công nói chung đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ bay do ngành hàng không, hãng hàng không giao phó, góp phần quan trọng

4.1.2.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không đến năm

ngành hàng không đến năm 2020

Phát triển đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phi công phù hợp với kế hoạch phát triển đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam, đặc biệt là đối với Vietnam Airlines; tập trung huấn luyện chuyển loại từ lái phụ lên lái chính và chuyển loại lên lái phụ cho số học viên được đào tạo cơ bản đối với các máy bay A330/321/320, B707; huấn luyện chuyển loại khai thác các loại máy bay thế hệ mới B787 và A350 trên cơ sở phát huy năng lực hiện có của Vietnam Airlines. Đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên huấn luyện bay đáp ứng nhu cầu huấn luyện chuyển loại ngày càng tăng, mục tiêu sẽ thay thế và giảm dần

giáo viên người nước ngoài. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh mức 4 cho thành viên tổ lái theo quy định của ICAO. Phương hướng cụ thể:

- Đào tạo phi công cơ bản: Theo kế hoạch phát triển đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam, nhu cầu đến năm 2020 cần khoảng 1.800 phi công thương mại, nhu cầu bổ sung khoảng 1.000 người (tính cả bù đắp cho số giảm cơ học như tuổi cao, sức khỏe, nghỉ hưu, giải nghệ …), nhu cầu đào tạo 100-150 người/năm (chủ yếu cho Việtnam Airlines).

- Huấn luyện chuyển loại từ lái phụ lên lái chính và chuyển loại lên lái phụ cho số học viên được đào tạo cơ bản đối với các máy bay A330/321/320, B707; từ 2015 huấn luyện chuyển loại khai thác các loại máy bay thế hệ mới B787 và A350 của Việtnam Airlines, nhu cầu 120-150 ln/năm.

- Huấn luyện định kỳ trên SIM cho 100% phi công theo quy định, số lượng 1.000 -1.200 ln/năm.

- Huấn luyện lý thuyết ATP (dự khóa bay) để đưa đi đào tạo phi công cơ bản ở nước ngoài (tại Công ty cổ phần Bay Việt) 100-150 ln/năm

- Số lượng: dự kiến đào tạo 9.240-11.550 lượt người cho cả giai đoạn đến năm 2020 (bình quân 1.320- 1.650 ln/năm).

- Ngoài ra đào tạo đội ngũ giáo viên huấn luyện bay để đáp ứng nhu cầu huấn luyện chuyển loại trong cả giai đoạn.

4.2. GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 118 - 119)