Trong những năm qua, công tác tuyển dụng phi công trong ngành Hàng khơng Việt Nam nhìn chung được thực hiện theo các quy định pháp luật của Việt Nam về hàng không và phù hợp với thông lệ của ngành hàng không trên tế giới. Trong quá trình hình thành và phát triển của ngành Hàng không Việt Nam, công tác tuyển dụng được thực hiện chủ yếu thơng qua hình thức hợp đồng lao động giữa các nhà khai thác với đội ngũ người lái. Căn cứ vào phương án
kinh doanh, các AOC của Việt Nam đã xây dựng dự kiến, trù liệu NNL phi cơng có thể khai thác sử dụng được. Thị trường phi công trong ngành Hàng không Việt Nam trong những năm qua được hình thành từ hai nguồn. Nguồn trong nước là những phi cơng mang quốc tịch Việt Nam. Đội ngũ này có nguồn gốc từ quân đội chuyển ngành, chuyển loại, các hãng hàng không bỏ kinh phí để đào tạo và thời gian gần đây là phi cơng tự bỏ kinh phí để đào tạo.
Cho đến nay tùy theo tình hình cụ thể của từng nhà khai thác, ở Việt Nam đã và đang áp dụng hai phương thức tuyển dụng: thứ nhất tuyển dụng những người có khả năng trở thành phi công để tiếp tục đào tạo thành phi cơng chính thức; thứ hai, tuyển dụng những những người có đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của phi cơng chính thức.
Theo phương thức thứ nhất, đối tượng tuyển dụng phi công là người lao động ngồi xã hội. Hãng hàng khơng - nhà vận chuyển (AOC) bỏ tiền để đào tạo phi công. Tuyển chọn để đào tạo là q trình lực chọn những người có sức khỏe và có khả năng làm nghề lái bay vận tải dân dụng. Trong lĩnh vực hàng không gọi là phi cơng dự khóa, hay đào tạo phi công cơ bản (PCCB). Nhà tuyển dụng đưa ra những tiêu chí cần thiết để lựa chọn những người mà theo đánh giá chủ quan của mình sẽ trở thành phi cơng tốt sau khi hồn thành chương trình huấn luyện đào tạo theo quy định.
- Tiêu chuẩn chung của người được chọn để đào tạo phi công gồm:
Bảng 3.9. Tiêu chuẩn về thể lực đối với phi công Việt Nam
Tiêu chuẩn Nam Nữ
Chiều cao đứng (cm) ≥165 ≥158
Trọng lượng cơ thể (kg) >52 ≥50
Chỉ số khối cơ thể (BMI) Lớn hơn hoặc bằng 18
và nhỏ hơn 30 Lớn hơn hoặc bằng 18 và nhỏ hơn 30
Vịng ngực trung bình (cm) ≥50% so với chiều cao ≥50% so với chiều
cao
Lực bóp tay thuận (kg) >40 >32
Lực bóp tay khơng thuận (kg) >30 >25
Lực kéo chân (kg) ≥170% trọng lượng cơ
thể
+ Tiêu chuẩn sức khỏe phải đáp ứng những yêu cầu được quy định trong Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BHYT-BGTVT, ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không.
Để đảm nhận được công việc lái máy bay, ứng viên còn phải đạt tiêu chuẩn về 1) hệ thần kinh - tâm thần, 2) hệ tim mạch, 3) bệnh máu và cơ quan tạo máu, 4) hệ hô hấp, 5) hệ tai mũi họng, 6) thị giác, 7)hệ tiêu hóa, 8) chuyển hóa - dinh dưỡng - nội tiết, 9) hệ tiết niệu - sinh dục, 10) các bệnh truyền nhiễm.
+ Tiêu chuẩn giáo dục phổ thông: tốt nghiệp lớp 12/12 trở lên
+ Tiếng Anh và các ngơn ngữ khác. Trình độ tiếng Anh tối thiểu của ứng viên từ 400 điểm TOEIC.
+ Tiêu chuẩn về bảo vệ chính trị nội bộ đối cơng dân Việt Nam; những quy định của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đối với phi cơng quốc tịch nước ngồi.
Theo phương thức thứ hai, các hãng hàng không sẽ tuyển dụng phi cơng qua hình thức th phi cơng theo hợp đồng. Trong những năm qua, nguông phi công thuê mướn của các hãng Hàng không Việt Nam chủ yếu là phi cơng nước ngồi. Nguồn phi cơng từ nước ngồi đến Việt Nam làm thuê hay thông qua các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp hàng không và nhà sản xuất máy bay với hãng hàng khơng sử dụng máy bay. Ví dụ, hàng VietJet Air mua của tập đoàn Airbus 100 máy A320/321, Airbus cam kết đào tạo cho VietJet 150 phi cơng. Do đó họ (Airbus) đã đưa thầy dạy lái đến Việt Nam để huấn luyện đào tạo cho VietJet Air.
Trước đây, khi nước ta chưa gia nhập WTO, hội nhập hạn hẹp với thế giới, việc mở cửa bầu trời rất hạn chế cùng nhiều thủ tục hành chính khác gây cản trở cho việc hình thành các dòng di chuyển lao động thì việc phi cơng nước ngoài đến bay cho các hãng hàng khơng quốc tịch Việt Nam rất ít. Hiện nay, tình trạng đó đã được tháo gỡ về cơ bản, tạo điều kiện rất thuận tiện cho người lao động nước ngồi nói chung, PC nói riêng đến Việt Nam bay thuê. Thị trường lao động phi cơng trong nước đang hình thành và ngày càng trở
nên sôi động. Nhu cầu thuê mướn phi cơng cho mục đích kinh doanh của các hãng hàng khơng về cơ bản thị trường có thể đáp ứng được.
Trong những năm qua, trong ngành Hàng không Việt Nam luôn tồn tại sự khác biệt giữa các hãng trong nước về việc tuyển dụng người lái:
- Đối với hãng hàng không quốc gia - Vietnam Airlines. Nhiệm vụ chính trị của VNA là lực lượng chủ đạo trong vận chuyển hàng không quốc gia, bảo tồn và phát triển vốn nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, kinh doanh có lãi và bảo đảm cải thiện ngày càng tốt hơn đời sống người lao động, là lực lượng dự bị cho quốc phòng an ninh và phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng như vậy nên VNA luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện để ổn định và phát triển. Trong đó có những cơ chế, chính sách thuận lợi để tuyển chọn và đào tạo đội ngũ phi công trước mắt cũng như lâu dài.
Quan điểm nhất quán của VNA là đào tạo đội ngũ người lái có trình độ chun mơn cao, phẩm chất đạo đức tốt làm nòng cốt cho sự phát triển ổn định, bền vững của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Trong khi chưa tự đào tạo đủ, VNA vẫn tiếp tục phải thuê người lái nước ngoài, song phương hướng lâu dài là “Hãng hàng không quốc gia ưu tiên tuyển dụng phi công
quốc tịch Việt Nam”. Do đó trong Chiến lược phát triển chung, VNA luôn
luôn xây dựng kế hoạch ngân sách để đào tạo, huấn luyện đội ngũ phi công. Hiện nay VNA đang tiến hành xã hội hóa việc tuyển chọn và đào tạo phi công cơ bản. Một mặt tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, mặt khác gắn kết trách nhiệm của bản thân và gia đình của phi cơng dự khóa vào q trình đào tạo, nâng cao tính tích cực của q trình tự đào tạo.
Việc tuyển dụng phi công thông qua hợp đồng thuê phi cơng nước ngồi của VNA hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 671/QĐ- TCTHK-ĐB của Tổng công ty Hàng không Việt Nam ngày 24 tháng 3 năm 2014 “Về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn tuyển chọn ngưới lái nước ngoài của Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam”. Theo đó, người lái nước
ngồi phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về độ tuổi, bằng lái, chứng nhận sức khỏe, giấy tờ tùy thân, chứng nhận nhân thân, tiếng Anh, kết quả kiểm tra kỹ năng bay trên buồng lại mô phỏng và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, đối với từng vị trí cơng việc như lái phụ, lái chính, giáo viên cịn có các quy định cụ thể riêng. Ví dụ như, đối với lái phụ các loại máy bay B.777, B.787, A.330, A350, người lái phải có tổng số giờ bay tích lũy tối thiểu là 2000 giờ; tổng số giờ bay lái phụ loại máy bay hiện đang được cấp bằng lái tích lũy tối thiểu là 500 giờ. Đối với lái chính các loại máy bay B.777, B.787, A.330, A350, người lái phải có tổng số giờ bay tích lũy tối thiểu là 5000 giờ; tổng số giờ bay lái chính tích lũy tối thiểu là 2000 giờ; tổng số giờ bay lái chính loại máy bay hiện đang được cấp bằng lái tích lũy tối thiểu là 500 giờ.
- Hãng hàng không VietJet Air. Hãng hàng không gia nhập thị trường vận tải hàng khơng muộn hơn, nhưng có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng với nhiều quyết sách rất quyết đoán. Đến hết năm 2014, VietJet có số lượng máy bay là 20 máy bay A.320. Để đảm bảo khai thác hiệu quả số lượng máy bay hiện có VietJet đã thực hiện chế độ tuyển dụng phi cơng hồn tồn theo phương thức hợp đồng th phi cơng, trong đó chủ yếu từ nguồn phi cơng nước ngồi. Trong năm 2014, đã có một số phi cơng Việt Nam có kinh nghiệm của VNA chuyển sang làm việc cho VietJet. Năm 2013 lãnh đạo VietJet quyết định ký hợp đồng mua và thuê mua của Airbus 100 bay loại A321/320 cho thời gian những năm tới. Để vận hành khai thác được số lượng máy bay kể trên, theo dự kiến VietJet phải có 1000 phi cơng, do đó bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chế độ tuyển dụng phi công hiện tại, Hãng cũng đã xúc tiến công tác tuyển dụng theo phương thức tuyển chọn để đào tạo cho sử dụng.