hiểu biết một số ngôn ngữ khác.
Yêu cầu tối thiểu về ngoại ngữ đối với phi công hàng không dân dụng nói chung là: Trình độ tiếng Anh đạt Level 4 trở lên, tương đương 600 Toeic; nghe, nói, nhận thông tin, truyền đạt thông tin, khẩu lệnh đầy đủ rõ nghĩa, ít có sự hiểu lầm; diễn đạt bằng tiếng Anh các thông số kỹ thuật, công nghệ chuyên sâu, chuyên ngành hàng không một cách đầy đủ, đúng quy định, quy trình của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải hàng không thế giới (IATA), Cục Hàng không Việt Nam (CAAV), liên minh hàng không SKY TEAM,.. Ngoài ra, tùy theo đường bay phi công còn phải hiểu biết thêm một số ngôn ngữ khác như Tiếng Trung quốc, Tiếng Nga, Tiếng Pháp…
Thứ tư, thể lực, trí lực của đội ngũ phi công tăng cao cùng quá trình hội nhập.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia, yêu cầu về chiều cao, cân nặng đối với phi công có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo sự phát triển của công nghệ hàng không, để đảm bảo điều khiển an toàn những bay với công nghệ ngày càng hiện đại, trí lực của phi công của mọi quốc gia phải ngày càng hoàn thiện theo hướng tốt hơn, thông minh hơn xét theo các chỉ số IQ; Chỉ số EQ; Chỉ số linh hoạt. Khả năng xử trí các tình huống đúng đắn hơn trong các việc như quyết định tải trọng, số khách, số hàng hóa và hành trình bay, mực bay, các tình huống, sự cố khẩn nguy được quyết định này càng chính xác; thời gian ra các quyết định ngắn hơn (trước đây cần 10s, hiện nay chỉ cần 7s, để ra quyết định cùng loại 10 năm trước).
Để bảo đảm có đội ngũ phi công đủ tin cậy, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, các hãng hàng không dân dụng đều có chế độ khám tuyển y tế chặt chẽ.
2.1.3. Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế quốc tế
Với tư cách là nguồn nhân lực mang tính đặc thù cao so với các bộ phận khác của nguồn nhân lực quốc gia, để đánh giá về nguồn nhân lực phi công không những cần sử dụng những tiêu chí đánh giá chung về nguồn nhân lực, mà
còn phải sử dụng bổ sung các tiêu chí đánh giá về những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực phi công hiện có cũng như sự vận động của nó.
Về những tiêu chí đánh giá chung: Cũng như đối với các ngành kinh tế khác, việc đánh giá nguồn nhân lực phi công của ngành và các hãng hàng không dân dụng về cơ bản được thực hiện theo các nhóm tiêu chí là số lượng, chất lượng, cơ cấu.
- Về số lượng
Số lượng phi công của ngành hàng không là một biến số có nhiều tham số. Tùy thuộc vào góc độ và phạm vi nghiên cứu sẽ có những kết quả khác nhau. Có thể khảo sát theo một số phạm vi sau đây:
+ Số lượng phi công đang khai thác tại thời điểm nhất định là tích số của số lượng máy bay nhân với số phi công cần thiết để khai thác định mức một máy bay, ví dụ vào thời điểm hiện tại, các hãng hàng không của một quốc gia có tổng số 111 máy bay với định mức 12 phi công/máy, thì số lượng phi công cần để đảm bảo cho ngành hàng không có thể thực hiện bình thường là 1332 phi công. Tuy nhiên, đây chỉ thuần túy về số lượng những người có khả năng lái bay. Trong tương lai nếu như số lượng máy bay tăng lên thành 220, thì số phi công sẽ tương ứng là 2640 phi công. Theo tiêu chí về số lượng, có thể tính tốc độ tăng trưởng của NNL phi công với tư cách là số gia tăng hàng năm của tổng số phi công tính theo %.
+ Số lượng phi công mang quốc tịch của nước sở tại và mang quốc tịch nước ngoài. Số lượng phi công mang quốc tịch của nước sở tại là tất cả số phi công mang quốc tịch của nước sở tại đang làm nghề lái bay trên khắp thế giới. Phi công là lao động đặc thù, được xếp hạng là ‘công dân toàn cầu’ có thể dễ dàng di chuyển từ hãng này sang hãng khác cũng như từ quốc gia này sang quốc gia khác. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo nên sự di chuyển dòng nhân công trên khắp thế giới, trong đó có lao động làm nghề lái bay. Có thể khẳng định phi công dân dụng là những người có thể lựa chọn nơi làm việc, hãng hàng không để làm thuê là dễ nhất và nhiều cơ hội lựa chọn nhất. Bởi vì, nghề lái bay được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, những trường
hay cơ sở đào tạo có uy tín thông thường đã được các tổ chức quốc tế như ICAO, IATA, SKY TEAM..thừa nhận và sử dụng sản phẩm mà họ cung ứng ra thị trường. Số lượng phi công của ngành hàng không một nước có thể tính theo công thức như sau:
A = B + C + D + E
A : tổng số phi công nước sở tại (có quốc tịch của nước sở tại) B: số phi công đang làm cho các hãng hàng không của nước sở tại C: số phi công làm việc cho các hãng không phải của nước sở tại
D: số phi công đang trong thời kỳ chuẩn bị hợp đồng với các hãng hàng không. E : số phi công khác. Hiện nay, có một bộ phận lao động là người lái bay trực thăng phục vụ nhiều nhu cầu như bay dịch vụ dầu khí, bay cấp cứu, bay thuê chuyến...
Trong số các nhóm phi công kể trên, số phi công đang làm cho các hãng hàng không của nước sở tại (nhóm B) có vai trò quan trọng nhất, bởi lẽ đó là nguồn lực chủ yếu trực tiếp có thể sử dụng để thực hiện hoạt động quan trọng nhất của ngành hàng không là điều khiển máy bay, bảo đảm thực hiện các chuyến bay an toàn trên các đường bay theo kế hoạch của từng hãng và toàn ngành hàng không. Một trong những tiêu chí quan trọng theo phương diện này là mức độ đáp ứng nhu cầu về phi công của từng hãng và toàn ngành hàng không. Sự biến đổi về số lượng phi công nhóm này phụ thuộc vào tổng số phi công nước sở tại, số phi công làm việc cho các hãng không phải của nước sở tại; số phi công đang trong thời kỳ chuẩn bị hợp đồng với hãng hàng không và chính sách tuyển dụng phi công, chế độ đãi ngộ của các hãng hàng không đối với phi công...
- Về chất lượng nguồn nhân lực phi công được đánh giá chủ yếu qua ba tiêu chí là thể lực, trí lực và tâm lực.
Thể lực của phi công là vấn đề rất quan trọng. Tùy theo quy định cụ thể của từng quốc gia, tiêu chí về chiều cao, cân nặng của phi công có thể khác nhau. Để trở thành phi công ứng viên phải có những khả năng phù hợp về độ nhạy của các cơ quan cảm giác. Thông thường đối với từng phi công, tất cả các cơ quan về mắt, mũi, tai, răng miệng, bề mặt da của cơ thể đều phải đạt
chuẩn. Hệ thần kinh và các hệ thống khác trong cơ thể phải hoạt động nhịp nhàng và ở cấp độ từ khá trở lên. Ví dụ như: Mắt phải đạt mức 10/10; tai phải có khả năng nghe âm thanh trong khoảng từ 5 - 20 Db (check lại)...
Hệ thống chỉ số đánh giá trí lực hay năng lực trí tuệ của phi công thông thường bao gồm trình độ học vấn, trình độ tiếng Anh, Chỉ số IQ/EQ và các chứng chỉ hoàn thành các môn học, khóa học phi công theo quy định.
Tâm lực của phi công thể hiện bản lĩnh, động cơ, trách nhiệm, tinh thần kỷ luật lao động, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tinh thần hợp tác... Việc điều khiển những máy bay hiện đại đòi hỏi ở phi công hàng loạt năng lực cần thiết như: Có kỷ luật tự giác, biết tiết kiệm thời gian, có tinh thần trách nhiệm trong đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch bay, đảm bảo an toàn cho hành khách trên các chuyến bay.
Chất lượng NNL phi công của ngành hàng không một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào chính sách phát triển NNL phi công của quốc gia, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đối với phi công của từng hãng hàng không.
- Về cơ cấu nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không có thể đánh giá theo sự phân bố sử dụng giữa các hãng hàng không, theo cơ cấu chủng loại bay, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính và cơ cấu phi hành đoàn... Tùy theo khả năng tài chính, quy mô kinh doanh, các hãng hàng không có thể sử dụng các chủng loại máy bay nhất định. Để có thể khai thác, sử dụng tốt những máy bay hiện có với các chủng loại khác nhau, cần phải có cơ cấu phi công phù hợp về trình độ, kỹ năng đối với từng loại máy bay hiện có.
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh có thể thực hiện liên tục không bị hụt hẫng theo thời gian, đối với từng hãng hàng không theo mỗi loại máy bay cũng cần có cơ cấu phi công phù hợp về độ tuổi với những trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp.
Để đảm bảo cho ngành hàng không và từng hãng hàng không của từng quốc gia có được nguồn nhân lực phi công đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và phù hợp về cơ cấu, rất cần phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ đối với nguồn
nhân lực phi công. Do đó, việc đánh giá về việc thực hiện những công tác này là các tiêu chí đánh giá bổ sung về nguồn nhân lực phi công với tư cách là nguồn nhân lực đặc thù cao.
Về công tác tuyển dụng, cần đánh giá theo các tiêu chí như phương thức tuyển dụng và hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng để tuyển dụng phi công đối với các hãng hàng không trong điều kiện hội nhập quốc tế của ngành hàng không.
Về công tác đào tạo bồi dưỡng, cần đánh giá theo nguồn đào tạo; chiến lược đào tạo; quy trình, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phi công theo các chuẩn mực quốc tế và năng lực của quốc gia và của từng hãng hàng không.
Về việc sử dụng nguồn nhân lực phi công, cần đánh giá so sánh số giờ bay thực tế của phi công giữa các nhóm bay, hãng hàng không với nhau và với chuẩn quốc tế.
Về chế độ đãi ngộ đối với phi công cần đánh giá theo các tiêu chí thu nhập của các loại phi công của từng hãng và so với mức thu nhập trung bình của phi công cùng loại trên thị trường phi công quốc tế. Bên cạnh đó là các chế độ đãi ngộ khác như chế độ vé bay, nghỉ phép, nghỉ dưỡng...