Vai trò của nguồn nhân lực phi công

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 44 - 49)

7. Kết cấu của luận án

2.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực phi công

2.2.1.1. Nguồn nhân lực phi công là điều kiện quan trọng hàng đầu trong đảm bảo tính liên tục của quá trình tái sản xuất của Hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Quá trình sản xuất và tái sản xuất trong từng hãng hàng không nói riêng và toàn ngành hàng không nói chung, diễn ra có liên tục, hiệu quả hay không, trước hết phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực phi công hiện có.

Những hãng hàng không nào có đủ nguồn nhân lực phi công về số lượng và phù hợp về chất lượng, cơ cấu, sẽ có điều kiện để khai thác tốt nhất những bay hiện có để sản xuất, kinh doanh. Ngành vận tải hàng không cũng giống

như các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường sắt, đường biển… đều là dịch chuyển, chuyên chở hành khách, hàng hóa, tư liệu sản xuất, vật tư phụ tùng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, hoặc nơi thừa tới nơi thiếu. Nếu xét về phương diện tái sản xuất xã hội thì quá trình vận chuyển tư liệu sản xuất, dòng của cải đến vị trí cần thiết để tiến hành sản xuất. Quá trình đó tạo ra giá trị mới cho xã hội vì tạo điều kiện, tiền đề cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra sản phẩm. Vận tải hàng không có lợi thế hơn các loại hình khác ở chỗ vận chuyển với tốc độ nhanh hơn rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo tính kịp thời của quá trình sản xuất. Tốc độ nhanh là ưu thế gần như tuyệt đối, quá trình sản xuất được đẩy nhanh nhờ tốc độ vận chuyển hàng hóa vật tư nhanh hơn. Vận tải hàng không góp phần đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất xã hội. Tốc độ vận tải nhanh thúc đẩy tốc độ quay vòng vốn quay nhanh cùng tỷ lệ. Hơn thế, một số vật tư hàng hóa như hàng thực phẩm tươi sống, muốn bảo tồn giá trị sử dụng nhất thiết phải rút tới mức thấp nhất thời gian lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Như vậy, nguồn nhân lực phi công có vai trò quan trọng không những đối với quá trình sản xuất và tái sản xuất của các hãng hàng không, ngành hàng không, mà còn là yếu tố còn góp phần thức đẩy quá trình tái sản xuất của các ngành khác và toàn xã hội diễn ra nhanh hơn, với hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn.

2.2.1.2. Nguồn nhân lực phi công là điều kiện cần thiết trực tiếp để ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hàng không hiện đại

Lao động lái bay là lao động phức tạp, độc hại và vô cùng nặng nhọc.

Đồng thời quá trình vận hành máy bay thương mại là quá trình lao động phức tạp, phải vận dụng rất nhiều kiến thức khác nhau. Hơn nữa công nghệ hàng không không nừng được đổi mới với sự chế tạo và đưa vào khai thác những máy bay chở khách mới ngày càng hiện đại, nên buộc người lái phải không ngừng học tập, rèn luyện, để thích ứng với những công nghệ mới nhất. Trên một chiếc bay tích hợp hàng trăm công nghệ mới nhất với hàng chục triệu chi

tiết nên để vận hành, điều khiển nó tuyệt đối an toàn, hiệu quả kinh tế cao nhất đòi hỏi phi công phải update tất cả các công nghệ hiện đại.

Máy bay mới đòi hỏi các hãng hàng không phải huấn luyện phi công theo hướng chuyển loại. Ví dụ như để một hãng hàng không nào đó có thể khai thác hai loại máy mới là Boeing B787-9 và Airbus A350-800, thì các phi công đang có khả năng lái B777 hoặc A330/321 phải trải qua một khóa huấn luyện rất chặt chẽ và tỷ mỷ. Thông qua đó hàng loạt công nghệ mới phải tiếp cận, gồm:

- Công nghệ vật liệu mới nhẹ hơn, bền hơn, chịu được sự biến động cao của khí hậu, thời tiết thậm chí bay từ nơi nhiệt độ - 500C đến nơi nhiệt độ + 470C.

- Thành tựu của nguyên lý nâng và các lực về khí động học.

- Về công nghệ thông tin hiện đại. Hệ thống điều hành của công nghệ bay gần như là tự động hóa với sự điều khiển của phần mềm. Do sức ép cạnh tranh giữa các nhà sản xuất máy bay mà công nghệ IT được đưa vào chế tạo nhanh nhất. Phần mềm điều hành phát triển từng ngày nên công nghệ điều khiển học cũng phát triển với tốc độ tương ứng.

- Công nghệ dự báo thời tiết ngày càng chính xác đòi hỏi phi công cũng phải thường xuyên cập nhập. Thời tiết khí hậu dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc sử dụng quá mức các nguồn nhiên, nguyên liệu hóa thạch đang tạo nên hiểm họa biến đổi khí hậu. Máy bay hoạt động chủ yếu trên không trung, sự biến đổi khí hậu tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho lĩnh vực hàng không.

Phi công phải cập nhật để quyết định chuẩn xác khi khai thác trên không, mọi sự bất cập về thời tiết, khí hậu, môi trường đều có thể gây nên thảm họa.

- Công nghệ năng lượng mới tiến tới sạch hơn, công năng cao hơn, hiệu quả kinh tế hơn đòi hỏi phi công phải học tập để biết về lĩnh vực năng lượng, chất đốt sao cho an toàn nhất, tiết kiệm nhất, thải vào môi trường khí độc hại ít nhất…

2.2.1.3. Nguồn nhân lực phi công là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của hãng hàng không và ngành hàng không của một quốc gia trong cung cấp dịch vụ vận tải hàng không

Phi công là bộ phận lao động chính yếu của hãng hàng không và rộng hơn là ngành hàng không tạo nên hình ảnh, thương hiệu và khả năng lôi cuốn khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Dịch vụ vận chuyển hàng không cũng giống như các dịch vụ, hàng hóa khác muốn nâng cao thị phần, chiếm lĩnh được thị trường thì có hai vấn đề phải quan tâm đặc biệt, đó là chất lượng dịch vụ và giá cả. Quy luật phổ biến của thị trường là người mua muốn có chất lượng dịch vụ tốt nhất song giá cả phải rẻ nhất. Sự lựa chọn trên thị trường hàng không suy đến cùng là thỏa mãn hai yêu cầu đó. Cơ chế thị trường do người mua quyết định chứ không phải do người bán quyết định, khách hàng là thượng đế; do đó hãng hàng không muốn tồn tại phát triển phải thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường.

Tham gia đóng góp để có một dịch vụ tốt giá rẻ, cố nhiên không thể nói chỉ riêng đội ngũ phi công, nhưng phi công, chất lượng sử dụng, điều hành bay là một trong những nguồn lực quan trọng nhất.

Một hãng hàng không sẽ mất khách, phá sản nếu dịch vụ kém. Lựa chọn dịch vụ hàng không tức là quyết định dịch vụ phải nhanh và an toàn, nếu không nhanh, không lịch sự họ sẽ đi tầu hỏa, ô tô. Do đó, hãng thường xuyên chậm - deley nghĩa là tiềm ẩn mất khách- phá sản. Đi bay mà kém an toàn hơn phương tiện khác họ sẽ bỏ bay.

Tất cả những yêu cầu cần có đối với dịch vụ hàng không thì tất yếu phi công tham gia góp phần tạo nên. Một việc rất bình thường cũng có thể tạo tâm lý và hệ lụy xấu đối với hãng hàng không, đặc biệt đối với những nước nghèo như Việt Nam, tỷ lệ người dân lựa chọn dịch vụ hàng không thấp (khoảng 11 triệu lượt/90,5 triệu dân), đó là khi hạ cánh, phi công có thể sơ sót và hạ theo phương thức “hơi thô”- khách sẽ cho rằng lái kém và lần sau không đi hãng đó nữa.

Chất lượng lái của phi công có ý nghĩa quyết định một hãng hàng không và ngành hàng không tồn tại và tăng trưởng ra sao. Nếu đội ngũ phi công kém hoặc nhiều sai sót có thể làm cho hình ảnh, thương hiệu toàn ngành hàng không của một nước đứng trước nguy cơ phá sản.

Hãng hàng không quốc gia của Malaysia là Malaysia Airlines, năm 2014 gặp hai sự cố vụ MH370 và MH5017, đến nay nguyên nhân sự cố chưa kết luận song dư luận và tâm lý đám đông đã đẩy nó bên bờ vực phá sản, mặc dù hãng đó luôn xếp thứ hai trong các hãng hàng không top đầu của khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, đội ngũ phi công giữ một vai trò quyết định tới hiệu quả khai thác của hãng, hình ảnh thương hiệu, uy tín, sức hấp dẫn của ngành hàng không của một quốc gia.

2.2.1.4. Nguồn nhân lực phi công là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành hàng không từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hội nhập quốc tế

Phi công là hình ảnh là thành tố tạo nên sự phát triển của ngành hàng không một quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng không Việt Nam do phi công Việt Nam góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu. Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành ngành hàng không đang sử dụng trên một nghìn phi công đã góp phần tạo nên một ngành kinh tế, kỹ thuật dịch vụ tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa và bản sắc kinh doanh Việt Nam. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines đã và đang vươn xa cánh bay, tạo nên mạng bay trên hầu khắp các châu lục, tạo nên uy tín, thương hiệu, hình ảnh không chỉ riêng của Vietnam Airlines mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

Trước đây một vài thập kỷ, nhiều nước, đặc biệt ở những nơi xa ít biết đến Việt Nam, nhưng hiện nay hầu khắp thế giới đều đã biết đến và hiểu biết ngày càng sâu rộng về đất nước, con người và truyền thống lịch sử Việt Nam;

thành tựu đó có phần đóng góp của đội ngũ phi công Việt Nam. Trước đây, nếu ai đó biết đến Việt Nam là vì thông qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thắng đế quốc Mỹ, ngày nay còn biết them là Việt Nam đổi mới, mở cửa thành công ra thế giới và đặc biệt người Việt Nam đã có hãng hàng không quốc gia, khai thác những bay rất hiện đại do người Việt Nam điều khiển. Điều kỳ diệu là năm 2004, Vietnam Airlines nhận và khai thác lần đầu tiên loại bay hiện đại nhất lúc bấy giờ là Boeing B777 - 200ER, có Việt kiều Mỹ hỏi rằng ai lái bay hiện đại này. Khi biết rằng đó là phi công Việt Nam, họ rất “bàng hoàng”.

Nguồn nhân lực phi công là lực lượng chủ công đóng góp vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với 20 sân bay ở hầu hết các tỉnh vùng sâu, xa của đất nước. Airport- cảng hàng không không chỉ là kết cấu hạ tầng

kỹ thuật hàng không mà quan trọng hơn nó còn là “cảng” là cầu nối, là phương thức để kéo gần, xích lại giữa miền núi với miền xuôi, vùng sâu- xa với các trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước, là công cụ để xóa đói giảm nghèo, đưa nhanh ánh sánh của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào nơi nghèo, đói.

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội các vùng miền đội ngũ phi công đã hoàn thành nhiệm vụ cầu nối, cầu hàng không thu hẹp khoảng cách bằng những chuyến bay tình nghĩa, chuyên chở đồng bào về xuôi và đưa những hàng hóa, dịch vụ từ các trung tâm kinh tế, chính trị về vùng sâu, xa. Một điều rất trân trọng là khi đã nhận nhiệm vụ bay vì nhiệm vụ chính trị, xã hội thì không bao giờ Vietnam Airlines đặt vấn đề lợi nhuận lên trên. Không ít chuyến bay lên Điện Biên doanh thu chỉ đủ để trả phí dẫn đường cho Tổng công ty Quản lý bay.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực phi

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)