Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 65 - 72)

7. Kết cấu của luận án

3.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành Hàng không Việt Nam

Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 666/TTg Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/01/1956 với việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Namtrực thuộc Phủ Thủ tướng.

Trải qua hơn nửa thế kỷ phấn đấu xây dựng và trưởng thành, tuy cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ thường xuyên thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhưng ngành hàng không vẫn ổn định và phát triển vững chắc.

Kể từ khi thành lập đến nay, đã có nhiều văn bản của Nhà nước được ban hành về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngành. Ngày 11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ, nhưng về mặt tổ chức quản lý và chỉ đạo xây dựng, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam vẫn trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Theo quy định hiện hành ngành Hàng không dân dụng Việt Nam hiện nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, gồm các khối quản lý nhà nước, khối các đơn vị sự nghiệp công lập và khối các doanh nghiệp hàng không.

Khối quản lý nhà nước bao gồm Cục Hàng không Việt Nam, Các Cảng vụ hàng không:

Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; là Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chính của Cục Hàng không Việt Nam là tổ chức xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Giao thông

vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc ngành hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; văn bản quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng; tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng không dân dụng, tiêu chuẩn nhân viên hàng không và tổ chức thực hiện các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành theo phân cấp; Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không đối với các lĩnh vực chính như: vận chuyển hàng không; máy bay và khai thác máy bay; quản lý hoạt động bay; tìm kiếm cứu nạn; an ninh, an toàn hàng không; nhân viên hàng không; quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực hàng không; quản lý giá, cước, phí, lệ phí chuyên ngành hàng không; hợp tác quốc tế; Khoa học, công nghệ và môi trường; Thanh tra chuyên ngành hàng không và các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.

Các Cảng vụ hàng không là đơn vị sự nghiệp công lập hạng I, thuộc Cục Hàng không Việt Nam. Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay;

nhiệm vụ chính là thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về HKDD tại Cảng hàng không, sân bay.

Hiện nay, Cảng vụ hàng không được tổ chức thành 3 Cảng vụ ở 3 khu vực gồm: Cảng vụ hàng không miền Bắc, Cảng vụ hàng không miền Trung, Cảng vụ hàng không miền Nam, mỗi Cảng vụ có các đại diện tại các cảng hàng không, sân bay trong khu vực tương ứng (tổng số 22 cảng hàng không, sân bay).

Mặc dù là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay, nhưng hiện nay các Cảng vụ hàng không hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ , biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; được xếp hạng đơn vị sự nghiệp hạng I, thuộc Cục Hàng không Việt Nam.

Khối các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm Học viện Hàng không Việt Nam, Viện Khoa học hàng không, Trung tâm Y tế hàng không, Tạp chí Hàng không Việt Nam:

Học viện Hàng không Việt Nam được thành lập năm 2006, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, là cơ sở đào tạo chính quy trong hệ thống giáo dục quốc gia, thực hiện đào tạo bậc đại học, cao đẳng, đào tạo nghề các chuyên ngành hàng không; nhiệm vụ chính là đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không.

Viện khoa học hàng không được thành lập ngày 10/01/1990 theo Quyết định số 28-TCHK của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ về hàng không trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không.

Trung tâm y tế Hàng không, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam; Trung tâm thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, giám định sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên trong ngành, khám tuyển, giám định sức khoẻ nhân viên hàng không và thực hiện nhiệm vụ y tế cộng đồng theo quy định của Pháp luật;

Tạp chí hàng không là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam; là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Cục Hàng không Việt Nam, có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về hàng không, các hoạt động của ngành hàng không Việt Nam và thế giới; phổ biến kiến thức về hàng không, an toàn, an ninh hàng không và kinh nghiệm tổ chức, khai thác, quản lý, kiến thức khoa học kỹ thuật về hàng không dân dụng trong nước và thế giới.

Khối các doanh nghiệp hàng không bao gồm:

Thứ nhất, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (gọi tắt là Vietnam Airlines) trước đây là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đầu tư 100% vốn điều lệ, được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2010 của Thủ tướng

Chính phủ. Hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con theo Luật Doanh nghiệp. Thực hiện Quyết định 172 - QĐ/TTg, ngày 16-01-2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu với trọng tâm là cổ phần hóa công ty mẹ, từ ngày 01- 04-2015 Tổng công ty Hàng không Việt Nam chuyển thành công ty cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm các hoạt động đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không như:

- Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư; hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng …);

- Bảo dưỡng máy bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư máy bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không;

cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài; xuất nhập khẩu máy bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nước.

Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm:

- Vận tải đa phương thức; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ giao nhận hàng hóa; sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên máy bay, các trang thiết bị phục vụ dây chuyền vận tải hàng không;

- Đầu tư và khai thác hạ tầng kỹ thuật tại các sân bay: nhà ga hành khách, hàng hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không;

- Xuất, nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không sân bay và các địa điểm khác;

- Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các nhà sản xuất máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng máy bay, các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước ngoài; cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các dịch vụ hàng không khác;

- Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng; in ấn, xây dựng, tư vấn xây dựng;

- Đào tạo; cung ứng, xuất, nhập khẩu lao động, khoa học, công nghệ và các dịch vụ chuyên ngành hàng không khác;

- Đầu tư ra nước ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần và kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật;

- Các lĩnh vực, ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Nhiệm vụ chính của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng, trang thiết bị của Cảng hàng không, sân bay;

Cung ứng dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; bảo dưỡng máy bay, phụ tùng, thiết bị hàng không và trang thiết bị kỹ thuật khác; phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa; phục vụ sân đỗ bay tại, các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng khác tại các cảng hàng không, sân bay. Nhiệm vụ và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính: đầu tư và quản lý vốn đầu tư, trực tiếp sản xuất kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay; đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân bay; cung ứng dịch vụ an ninh, an toàn hàng không; xây dựng, tư vấn xây dựng, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình xây dựng, các trang thiết bị, điện, điện tử, cơ khí chuyên ngành; cung ứng dịch vụ bảo dưỡng máy bay, phụ tùng, thiết bị hàng không và các trang thiết bị kỹ thuật

khác; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa; dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế; các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay; các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa; kho hàng hóa; giao nhận hàng hóa;

nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ; xuất nhập khẩu, mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị hàng không; dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các công ty vận tải, du lịch, các nhà sản xuất, cung ứng máy bay, vật tư, phụ tùng, thiết bị máy bay và các trang thiết bị chuyên ngành hàng không; cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không; đầu tư ra nước ngoài; mua bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy định của pháp luật;

đầu tư tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng;

Thứ ba, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được thành lập theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành của Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Vốn điều lệ là: 1.935.169.081.275 đồng. Ngành nghề kinh doanh chính:

cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả máy bay dân dụng và vận tải quân sự (khi được ủy quyền) hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc, trên vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam và các vùng thông báo bay (FIR) do Việt Nam quản lý và các vùng không phận được quyền hợp pháp khác bao gồm: Dịch vụ không lưu (dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động); dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ khí tượng; dịch vụ tìm kiếm cứu nạn; tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình bảo đảm hoạt động bay; sản xuất các linh kiện, phụ tùng, vật tư và các trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay và các trang thiết bị, linh kiện khác; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo đảm hoạt động bay; cung ứng dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị phụ trợ dẫn đường, giám sát hàng không; xuất nhập khẩu trực tiếp,

kinh doanh, mua bán vật tư, thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không và các chuyên ngành khác; huấn luyện, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho các đơn vị trong và ngoài nước; dịch vụ kỹ thuật, thương mại tổng hợp: Văn phòng cho thuê; du lịch, khách sạn; siêu thị; nhà hàng; dịch vụ văn hóa, giải trí.

Thứ tư, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH), phiên hiệu Binh đoàn Hải Âu (tên trước đây là Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam), là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, hoạt động trong lĩnh vực hàng không chung với hơn 30 năm kinh nghiệm bay dịch vụ trực thăng.

Tổng công ty có 06 đơn vị thành viên: Công ty Trực thăng Miền Nam (VNH South), Công ty Trực thăng Miền Bắc (VNH North), Trung tâm Huấn luyện (VNH Training), Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật trực thăng (Helitechco) và Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hải Âu (Haiau TIC);

Thứ năm, Công ty Cổ phần hàng không Jestar Pacific Airlines.

Được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991 tên gọi là Pacific Airlines. Sau nhiều lần tái cấu trúc, ngày 23 tháng 5 năm 2008, với sự tham gia của tập đoàn Qantas (Úc) Pacific Airlines đã chính thức đổi tên và biểu tượng trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines. Ngày 21 tháng 2 năm 2012, Vietnam Airlines tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước từ SCIC với 69,93% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Jestar Pacific. Hiện tại (tháng 5-2015) đội bay có 11 máy bay [68].

Nhiệm vụ chính là kinh doanh vận chuyển hàng không chi phí thấp (low cost). Hiện nay là hãng hàng không lớn thứ ba (xét theo quy mô đội tàu bay khai thác) tại Việt Nam.

Thứ sáu, các Công ty Cổ phần hàng không khác: VietJet Air (thành lập 2007 - đang khai thác và tăng trưởng với tốc độ ấn tượng), Mekong Air (thành lập năm 10/2008 - dừng khai thác 3/2013); Bầu trời xanh (chưa khai thác); Ngôi sao Việt (chưa khai thác); Hành tinh xanh (chưa khai thác).

Thứ bảy, Công ty Cổ phần Bay Việt: Được thành lập năm 2009, là cơ sở đào tạo phi công cơ bản thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam. Hiện tại đang thực hiện đào tạo dự khóa phi công cơ bản làm nguồn đưa đi đào tạo tại nước ngoài.

Thứ tám, các doanh nghiệp khác như Công ty in hàng không, Công ty Nhựa hàng không …

Kể từ khi thành lập đến nay, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã từng bước trưởng thành, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị qua các thời kỳ, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay ngành Hàng không dân dụng Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân, so với các ngành giao thông khác như: đường bộ, đường sắt, đường thủy thì vận tải hàng không được coi là một ngành khá non trẻ, có tốc độ phát triển và hiện đại hoá khá nhanh. Trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Hàng không Việt Nam đã có những cơ hội thuận lợi để tiếp cận và ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của hàng không thế giới, từ đó đã có những bước phát triển nhanh chóng và mang tính đột phá trên nhiều lĩnh vực.

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành Hàng không Việt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)