Đặc điểm của nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 37)

Hội nhập quốc tế là quá trình, trong đó các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết lại với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Hội nhập quốc tế thực chất là hợp tác nhưng ở trình độ cao hơn, đáp ứng những đòi hỏi chặt chẽ hơn như gắn kết với nhau, chia sẻ với nhau lợi ích, nguồn lực, quyền lực; tuân thủ các quy tắc chung, luật chơi và chuẩn mực chung theo một quá trình phát triển liên tục từ thấp đến cao, với những hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực hoặc từng cơ chế hội nhập.

Trong hội nhập quốc tế, với tư cách là bộ phận của NNL quốc gia và NNL ngành hàng không dân dụng, NNL phi công có đặc điểm chung là nguồn lực có tính chủ động sáng tạo nhất của hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời có những đặc điểm đặc thù xuất phát từ sự đặc thù của nghề phi công và yêu cầu đối với phi công theo chuẩn mực quốc tế. Những đặc điểm đó bao gồm:

Thứ nhất, phi công là người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo chuẩn quốc tế. Để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình phi công phải có tri thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Mỗi máy bay là một nhà phức tạp với hàng nghìn hệ thống và khoảng 43 triệu chi tiết, để làm chủ nó người lái phải có tri thức nhất định trên rất nhiều phương diện. Có thể thống kê một số lĩnh vực:

+ Cân bằng tải và tài liệu chất xếp

+ Thời tiết, khí hậu, những vùng “hẫng”, những đám mây tích điện + Khí động học, động lực học, sức bền vật liệu.

+ Tin học viễn thông + Luật Hàng không …

Ngày nay, việc thực hiện phân tích công việc người lái của các hãng hãng không những phải đáp ứng các quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới, không chỉ là công cụ của công tác quản lý nguồn nhân lực mà còn hướng tới mục tiêu cao hơn là an toàn trong khai thác hàng không dân dụng. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ cũng như các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, kỹ năng yêu cầu đối với người lái rất cụ thể, rõ ràng.

Hoạt động phân tích công việc người lái của các hãng hàng không phải dựa trên các tài liệu của ICAO và quy chế JAR-OPS. JAR-OPS là bộ tiêu chuẩn chung cho các nước khai thác vào châu Âu. Tài liệu JAR-OPS được cơ quan hàng không dân dụng châu Âu với đội ngũ chuyên gia chuyên gia chuyên ngành hàng không nghiên cứu, tổng kết và cập nhật, điều chỉnh nên đảm bảo tính khoa học, hướng tới mục tiêu an toàn tuyệt đối trong khai thác hàng không. Đây là bộ tiêu chuẩn cao, bắt buộc các nước bay vào châu Âu phải tuân thủ khi khai thác vào Châu Âu.

Bên cạnh đó, phi công phải đạt chuẩn về kỹ thuật hàng không, có khả năng tiết kiệm nhiên liệu thông qua các biện pháp như hạn chế sử dụng động cơ phụ (APU saving); sử dụng cánh tà nhỏ khi cất cánh (Reduced Flap Takeoff); đảm bảo độ cao hợp lý khi tăng tốc cất cánh (Accelerration Altitute); tiếp cận ổn định hạ cánh với tiếng ồn và lực cản nhỏ (Low Noice Low Drag Approach); áp dụng

vòng quay tối thiểu dùng để thổi ngược hạ cánh (Idle Reverse on Landing), cánh tà nhỏ khi hạ cánh (Reduced Flap Landing), lăn vào bãi đậu bằng một động cơ (Single - Engine Taxi -in); kỹ năng lái và quản lý chuyến bay (Pilot Technique & Flight Management). Từng kỹ năng này đều phải được đào tạo, huấn luyện kỹ đối với người lái, hệ thống tài liệu được hoàn chỉnh từ chính sách đến quy trình thực hiện. Khi chính thức đưa vào áp dụng là khi đã đủ các điều kiện đảm bảo an toàn tuyệt đối và đúng luật.

Ngoài ra phi công phải thực hiện hành trình bay ngắn nhất để giảm chi phí nhiên liệu, giảm chi phí khấu hao (mỗi phút thuê bay A330 là 200 USD), giảm chi phí dịch vụ không lưu, dẫn đường, giảm chi tiền lương, tiền công, phụ cấp chi trả cho phi công, đặc biệt là phi công nước ngoài.

Thứ hai, phi công trong hội nhập quốc tế là người lao động đa văn hóa, đa sắc tộc. Trong quá trình làm việc, phi công là người thường được được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán nhiều dân tộc trên thế giới. Cho đến nay, tất cả phi công đều được đào tạo, huấn luyện tại ít nhất một trường nào đó trên thế giới, đều có mặt bằng kiến thức tối thiểu về hàng không và các lĩnh vực liên quan ngang nhau và cùng sử dụng chung ngôn ngữ tiếng Anh. Mỗi chuyến bay, mỗi hành trình để hoàn thành mỗi nhiệm vụ cụ thể mỗi phi công sẽ được và phải tiếp cận nhiều nền văn hóa. Đến với người Hồi giáo không được ăn thịt lợn, người Hinđu trân trọng bò, người châu Âu coi chó mèo là bạn.

Trong đội ngũ phi công đang làm việc cho các hãng hàng không dân dụng trên thế giới, bên cạnh những phi công người bản xứ, có thể có phi công mang quốc tịch nước khác. Một tổ lái có hai phi công mang hai quốc tịch là bình thường. Sự tiếp xúc, trao đổi trong không gian buồng lái tạo điều kiện và đồng thời buộc mỗi thành viên phải bộc lộ nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau về văn hóa, tập quán. Cùng lao động, cùng làm nhiệm vụ trên chuyến bay các phi công sẽ học hỏi lẫn nhau, tìm ra những nét tương đồng và bổ sung cho nhau những phần khiếm khuyết từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và hội nhập sâu hơn vào nền văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)