d. Thuế đánh vào nhà: Phạm vi áp dụng:
33Bảng 2.1: Hiện trạng SDĐ (Tính đến 31/12/2015) (*)
Bảng 2.1: Hiện trạng SDĐ (Tính đến 31/12/2015)(*) Đơn vị tính: Nghìn ha Tổng diện tích Trong đó: Đất đã giao và cho thuê CẢ NƯỚC 33.105,10 24.134,90 Đất nông nghiệp 25.127,30 21.637,10
Đất sản xuất nông nghiệp 9.598,80 9.487,20 Đất trồng cây hàng năm 6.282,50 6.193,50 Đất trồng lúa 4.089,10 4.066,00 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 58,80 35,30 Đất trồng cây hàng năm khác 2.134,60 2.092,20 Đất trồng cây lâu năm 3.316,30 3.293,70 Đất lâm nghiệp 14.757,80 11.392,60 Rừng sản xuất 6.578,20 5.206,00 Rừng phòng hộ 6.124,90 4.348,40 Rừng đặc dụng 2.054,70 1.838,20 Đất nuôi trồng thuỷ sản 738,40 726,20 Đất làm muối 14,10 13,40 Đất nông nghiệp khác 18,20 17,70
Đất phi nông nghiệp 3.469,20 1.640,40
Đất ở 633,90 627,60
Đất ở đô thị 118,80 115,70 Đất ở nông thôn 515,10 511,90 Đất chuyên dùng 1.629,50 791,30 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 22,90 22,10 Đất quốc phòng, an ninh 303,50 252,90 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 222,50 201,80 Đất có mục đích cơng cộng 1.080,60 314,50 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 13,40 13,20 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 97,80 83,30 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.090,50 121,90 Đất phi nông nghiệp khác 4,10 3,10
Đất chưa sử dụng 4.508,60 857,40
Đất bằng chưa sử dụng 305,80 13,60 Đất đồi núi chưa sử dụng 3.831,30 828,90
34
Núi đá khơng có rừng cây 371,50 14,90
(*) Theo Quyết định số 2097b/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 03 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(Nguồn: http//: www.gso.gov.vn)
Theo thống kê, nếu năm 2006, tỷ lệ đất được sử dụng trong địa giới hành chính tồn quốc là 73,17% thì đến năm 2015 đã là 86,38%. Đối với đất nơng nghiệp tỷ lệ diện tích đất đã giao và cho thuê so với tổng diện tích đất trong địa giới hành chính tồn quốc năm 2006 là 66,61% thì đến năm 2015 tăng lên là 75,9%; tỷ lệ này đối với đất phi nông nghiệp là 6,47% và 10,8%. Như vậy, hiện nay tỷ lệ lấp đầy quỹ đất đã tăng lên đáng kể.
Luật Đất đai năm 2013 đã tạo được sự đổi mới khá toàn diện của hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam. Thứ nhất, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được cụ thể hóa, có các quy định chi tiết về quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai trên nguyên tắc quyền sử dụng đất do Nhà nước giao có thu tiền được coi như tài sản của người sử dụng đất. Thứ hai, có quy định cụ thể về việc giải quyết các tồn tại lịch sử về đất đai, trong đó khẳng định việc Nhà nước sẽ trả lại đất đã mượn của dân trong thời gian trước đây. Thứ ba, giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình thường, tức là hệ thống tài chính đất đai mới được xác lập trên nguyên tắc “một giá đất”. Thứ tư, các tổ chức kinh tế có tài sản là quyền sử dụng đất được phép thực hiện các giao dịch về đất đai trên thị trường. Thứ năm, tạo sự bình đẳng hơn về quyền và
nghĩa vụ đối với đất đai giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc theo quy định của pháp luật đất đai
trước đó được hạn chế lại, chỉ áp dụng cho các trường hợp sử dụng đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và một số dự án đầu tư phát triển kinh tế quan trọng (như đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu dân cư đơ thị và nơng thơn, các dự án có vốn đầu tư thuộc nhóm lớn nhất). Các trường hợp khác phải thực hiện cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện trên cơ sở nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người đang sử dụng đất. Thứ bảy, có quy định cụ thể về việc tính bồi thường về đất, điều kiện nơi tái định cư đối với các trường hợp được áp dụng cơ chế chuyển đổi đất bắt buộc. Thứ tám, thiết lập một hệ