d. Thuế đánh vào nhà: Phạm vi áp dụng:
2.3.1.3 Hạn chế của thuế SDĐNN:
Bên cạnh những mặt đạt được, thuế SDĐNN còn những hạn chế sau:
Một là, tỷ trọng thu từ thuế SDĐNN đã có xu hướng giảm đi rất nhiều
trong thời gian gần đây (từ năm 2007 đến nay chiếm chưa đến 0,1%) do các nguyên nhân: chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN của Nhà nước được thực hiện theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của QH khóa 12 về việc miễn giảm thuế SDĐNN nên số thuế thu được chủ yếu từ thuế tồn đọng các năm trước, dẫn đến số thu giảm đáng kể từ năm 2007; diện tích đất trong nơng nghiệp có xu hướng ngày càng giảm do tiến trình cơng nghiệp hóa. Vì vậy, cùng với việc phát triển công nghiệp, Việt Nam cần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần phát triển thị trường BĐS ở nơng thơn.
Hai là, chính sách thuế SDĐNN được ban hành vào những năm đầu thập
niên 90, khi đó cả xã hội đang quen với việc xác định hạng đất, mức thuế suất rất ổn định. Nay, nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ngay trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp cũng phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni. Với căn cứ tính thuế SDĐNN như thực tại, chính sách thuế đã khơng thể tham gia vào quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay trong nội bộ khu vực sản xuất nông nghiệp. Thực tiễn hiện nay cho thấy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương đất đai khơng thích hợp với trồng cây lương thực, đã chuyển sang cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với lối canh tác cũ; nhiều vùng đất không thuận lợi cho gieo trồng, đã chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể, … Việc xác định hạng đất để áp thuế suất tính thuế SDĐNN cho hợp lý và cơng bằng trên thực tế khó thực hiện được do việc xác định hạng đất dựa vào các yếu tố về độ phì tự nhiên, nhưng hầu hết các địa phương đều khơng có bản đồ nơng hóa thổ nhưỡng, số lượng các mảnh ruộng của dân bị chia rất phân tán và manh mún tại nhiều vị trí khác nhau, trong khi thời gian phân hạng quá ngắn (trong 3 tháng). Từ đó nhiều địa phương phải phân hạng đất chủ yếu dựa vào năng suất thu hoạch canh tác hằng năm hoặc theo cách cũ là căn cứ kế hoạch được giao, phân bổ nhiệm vụ thu cho từng huyện, xã và thuế được tính chung