82 đắn, đầy đủ trong những điều kiện, hoàn cảnh đã hội đủ được các yếu tố cần

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế và các khoản thu tài chính liên quan đến bđs ở việt nam (Trang 82 - 83)

- Xây dựng Luật thuế SDĐ, Luật thuế nhà:

d. Hoàn thiện chính sách thu tài chính khác đối với BĐS:

82 đắn, đầy đủ trong những điều kiện, hoàn cảnh đã hội đủ được các yếu tố cần

đắn, đầy đủ trong những điều kiện, hoàn cảnh đã hội đủ được các yếu tố cần thiết cho việc áp dụng chính sách đó. Chính vì vậy, bên cạnh việc hồn thiện chính sách thuế đánh vào BĐS ở Việt Nam nêu trên, rất cần thiết phải hoàn thiện các điều kiện, các cơ sở, các tiền đề cần thiết để các chính sách đó được áp dụng thành cơng trong thực tiễn.

Các chính sách thuế đánh vào BĐS ở Việt Nam hiện nay sẽ có điều kiện được xây dựng và triển khai thực hiện tốt nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện và thực hiện được các giải pháp cụ thể sau:

Giải pháp 1, xây dựng cơ chế giá đất tự điều chỉnh phù hợp với biến

động kinh tế - xã hội:

Giá đất tính thuế là vấn đề trọng tâm trong việc nghiên cứu, xây dựng Thuế nhà và Thuế SDĐ ở nước ta. Giá đất phản ánh sự vận động khách quan của các quy luật thị trường: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,...Giá đất phải thể hiện được các quan hệ chuyển nhượng, trao đổi, mua bán phát sinh trên thị trường và khả năng sinh lợi của đất, không thể bị động chạy theo các cơn sốt đột biến. Giá đất tính thuế được căn cứ theo khả năng sinh lợi và giá trị sử dụng khác nhau của đất ở theo từng khu vực, từng hạng đất, từng vị trí đất. Để việc xác định giá đất được phù hợp, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế tính giá đất có sử dụng hệ số điều chỉnh và dựa trên sự biến động các yếu tố: lợi thế SDĐ giữa các khu vực (trong cùng loại đô thị, đồng bằng, trung du, miền núi); mục đích sử dụng khác nhau (xây dựng nhà ở, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng các KCN, thương mại, dịch vụ,...).

Giải pháp 2, kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký BĐS và các giao dịch

BĐS: Một trong những vấn đề rất khó xác định và khơng kiểm sốt được hiện

nay là số lượng thực tế BĐS của người nắm giữ. Đối với những người kê khai chỉ có một BĐS thì khi chuyển nhượng, họ sẽ không phải chịu thuế thu nhập chuyển nhượng. Đối với những người có nhiều BĐS tại nhiều nơi khác nhau, nếu không trung thực trong kê khai, Nhà nước sẽ bị thất thu thuế đối với BĐS. Bên cạnh đó, các giao dịch về BĐS ở thị trường phi chính thức diễn ra khá phổ biến. Việc mua bán trao tay, xác nhận sơ sài của chính quyền cấp xã,…dẫn đến nhiều trường hợp mua bán BĐS xảy ra tranh chấp, khiếu kiện kéo dài nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thiếu căn cứ để xử lý. Ngồi ra, việc chuyển mục đích SDĐ diễn ra khá phổ biến trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Như vậy, cần thiết phải kiểm soát được việc đăng ký BĐS, việc chuyển mục đích SDĐ và các giao dịch chuyển nhượng BĐS, bằng những việc làm cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế và các khoản thu tài chính liên quan đến bđs ở việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)