1 Theo Luật thuế SDĐNN năm 993 và Quyết định số 24/200/QĐ-TTg ngày 0/03/200 của Thủ tướng Chính
59 Mặc dù trong thời gian qua, với những cải cách cơ bản nhằm củng cố
Mặc dù trong thời gian qua, với những cải cách cơ bản nhằm củng cố những hiểu biết và sự quản lý hiệu quả đối với BĐS, nhưng hệ thống thuế vẫn còn dựa trên những đặc điểm kinh tế - xã hội đặc trưng của Việt Nam trong đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. Do vậy, chính sách thuế BĐS hiện hành cịn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
Một là, tỷ trọng nguồn thu từ thuế BĐS trong tổng thu NSNN và NSĐP
hằng năm còn thấp:
Số thu từ thuế BĐS chiếm tỷ trọng thấp so với thu NSNN, bình quân thời kỳ 2006-2015 chỉ đạt 8,7%. Qua khảo sát tại 17 tỉnh về tỷ trọng số thu BĐS so với NSĐP năm 2015, có 2 tỉnh đạt trên 20% (Hà Nội: 29,05%, Đà Nẵng: 31,79%); còn lại 15 tỉnh đều dưới 20%, thậm chí có 9 tỉnh dưới 10% (phụ lục 02). So với một số nước trên thế giới, số thu này còn rất thấp (Ở Mỹ, số thu từ thuế BĐS chiếm khoảng 30% Ngân sách bang; Ở Úc, Ailen, số thu này chiếm gần 90% NSĐP; Ở NewZealand: trên 90%; Ở Canada, Hà Lan: trên 70%. Nhìn chung, cơ cấu thuế của các nước thường là: 30-40% thuế BĐS, 40% thuế thu nhập, 20-30% thuế tiêu dùng). Với chính sách thu từ thuế BĐS hiện nay, chưa thực sự góp phần tăng thu cho NSNN nói chung và NSĐP nói riêng.
Nguyên nhân do các sắc thuế đã quá lạc hậu về cơ sở tính thuế, giá trị BĐS,…; không bao quát được nhiều đối tượng và phạm vi tính thuế. Bên cạnh đó, công tác hành thu của cơ quan thuế gặp nhiều trở ngại như: nhiều cơ quan chức năng cùng tham gia quản lý BĐS, cán bộ thuế khơng giải thích được rõ ràng mức thuế phải nộp của người dân, chế tài về thu thuế chưa cao,… dẫn đến thất thu thuế BĐS lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, pháp luật chưa quy định chặt chẽ về quản lý hồ sơ đất và nhà ở dẫn đến tình trạng chưa hồn thành việc cấp giấy chứng hận quyền sở hữu nhà ở, quyền SDĐ.
Hai là, các sắc thuế BĐS chưa thực sự góp phần vào việc SDĐ có hiệu
quả và chưa phát huy được vai trò điều tiết đối với thị trường BĐS:
Chính sách thuế BĐS hiện hành của Việt Nam chưa phát huy vai trò điều tiết cung cầu trên thị trường BĐS, hạn chế tình trạng đầu cơ BĐS. Đó là do thiếu những quy định về thuế BĐS phải nộp. Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật xã hội mà Nhà nước đầu tư nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị đã nâng giá trị SDĐ, tạo ra địa tô cấp hai rất lớn nhưng người được hưởng lợi không chịu một nghĩa vụ tài chính nào. Tại khoản 2, II - Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 20/11/2007 của Quốc hội quy định: “Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành