1 Theo Luật thuế SDĐNN năm 993 và Quyết định số 24/200/QĐ-TTg ngày 0/03/200 của Thủ tướng Chính
3.2.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển, quản lý, điều tiết đối với BĐ Sở Việt Nam:
Việt Nam:
Tài sản của một quốc gia nói chung, của các cá nhân nói riêng thể hiện tiềm lực kinh tế của quốc gia hay các cá nhân đó. Việc phát triển nguồn lực về tài sản, quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản đang được chú trọng ở tất cả các quốc gia thông qua các hoạt động khác nhau mà chủ yếu là sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập trong dân cư. Cùng với việc phát triển, quản lý, sử dụng tài sản là các chính sách điều tiết đối với tài sản nhằm đem lại sự công bằng trong việc phân phối nguồn của cải trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến các vấn đề này, trong đó chú trọng nhất vẫn là việc quản lý, sử dụng đất đai và các BĐS.
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định 5 quan điểm lớn về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH là:
Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng trong q trình thực hiện các chính sách đất đai.
Thứ hai, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền SDĐ là hàng hóa đặc biệt. Chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội; đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người SDĐ, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà nước, của xã hội.