II. Lịch sử hình thành, nguyên tắc và nội dung hợp tác của GMS
2.2. Nguyên tắc hợp tác
Cũng nh− các tổ chức hợp tác khác trên thế giới và khu vực, để GMS hình thành và phát triển phải dựa trên các nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc hợp tác của GMS bao gồm các nguyên tắc chung và các nguyên tắc cụ thể. So với nhiều tổ chức hợp tác khác thì nguyên tắc chung của GMS khơng có gì đặc biệt mà vẫn dựa trên các tiêu chí cơ bản là tự nguyện, cùng có lợi và tơn trọng chủ quyền quốc gia. Các nguyên tắc cụ thể phải thể hiện đ−ợc mục tiêu của sự hợp tác, nội dung, ch−ơng trình hành động của quá trình hợp tác và các ph−ơng thức để thực hiện các mục tiêu đó. Đồng thời là một tổ chức, do đó GMS phải có một cơ chế hoạt động thiết thực để duy trì việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
- Tại Hội nghị bộ tr−ởng GMS lần thứ 3 tại Hà Nội vào tháng 4/1994, dựa vào các nguyên tắc chung là tự nguyện, cùng có lợi và tơn trọng chủ quyền quốc gia, các Bộ tr−ởng đã thông qua 6 nguyên tắc hợp tác cụ thể trong khuôn khổ GMS nh− sau:
(1). Hợp tác GMS phải tạo điều kiện duy trì tăng tr−ởng kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân trong Tiểu vùng. Các ch−ơng trình và dự án GMS cần phản ánh sự cân bằng giữa tăng tr−ởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, xố đói giảm nghèo và bảo vệ mơi tr−ờng.
(2). Các dự án có thể thu hút một số quốc gia trong Tiểu vùng và không nhất thiết phải bao gồm cả 6 n−ớc. Các thoả thuận song ph−ơng trong Tiểu vùng là bộ phận cấu thành của hợp tác Tiểu vùng.
(3). Việc cải tạo hoặc khơi phục những cơ sở hiện có đ−ợc −u tiên cao hơn việc xây dựng những cơ sở mới.
(4). Khuyến khích tài trợ cho các dự án Tiểu vùng từ nguồn vốn Chính phủ và t− nhân.
(5). Các n−ớc thành viên Tiểu vùng cần th−ờng xuyên gặp gỡ trao đổi để duy trì động lực thúc đẩy tiến trình hợp tác phát triển.
(6). Các dự án hợp tác sẽ khơng làm tổn hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, bất kể lợi ích hiện có hoặc sẽ có trong t−ơng lai.
- Căn cứ vào các nguyên tắc hợp tác đã đề ra, GMS thống nhất về cơ chế hoạt động theo bốn (4) hình thức tổ chức là Hội nghị cấp cao GMS; Diễn đàn ngành và Nhóm cơng tác; Uỷ ban điều phối quốc gia GMS và Ban Th− ký. Chức năng nhiệm vụ của các hình thức tổ chức cụ thể nh− sau:
+ Hội nghị cấp cao GMS: là cấp hoạch định chính sách của GMS, thay mặt Chính phủ các n−ớc thành viên quyết định các chủ tr−ơng, chính sách, thơng qua sáng kiến hợp tác mới, cam kết các thoả thuận và kế hoạch hành động của Ch−ơng trình; thực hiện đối thoại với các nhà đầu t− quốc tế. Kể từ khi thành lập tới nay, GMS đã tổ chức 12 Hội nghị Bộ tr−ởng. Hơn nữa, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề hợp tác trong Tiểu vùng, Hội nghị cấp Thủ t−ớng các n−ớc cũng đã đ−ợc tổ chức lần đầu tiên vào tháng 11/2002, tại Campuchia.
+ Diễn đàn ngành và Nhóm cơng tác: Hiện tại trong khn khổ hợp tác GMS có 3 diễn đàn chính thuộc ngành là về Giao thơng vận tải, Năng l−ợng và B−u chính viễn thơng. Cùng với các diễn đàn ngành, GMS cũng đã hình thành 4 nhóm cơng tác là: Nhóm cơng tác về hợp tác th−ơng mại và hoạt động đầu t−; Nhóm cơng tác về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, Nhóm cơng tác về hợp tác phát triển du lịch và Nhóm cơng tác về quản lý môi tr−ờng và tài nguyên thiên nhiên. Các diễn đàn ngành đ−ợc tiến hành ở cấp ng−ời đứng đầu ngành (th−ờng là bộ tr−ởng chuyên ngành) của các n−ớc thành viên. Diễn đàn ngành và nhóm cơng tác có nhiệm vụ triển khai các quyết định của Hội nghị cấp cao; nghiên cứu, t− vấn và kiến nghị Ch−ơng trình hợp tác trong lĩnh vực của mình lên Hội nghị cấp cao.
+ Uỷ ban điều phối quốc gia GMS: Mỗi thành viên thành lập Uỷ ban điều phối quốc gia về hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng của riêng mình. Đây là tổ chức đầu mối của sự hợp tác nhằm gắn liền các chính phủ thành viên với toàn bộ GMS. Ngoài ra, Uỷ ban điều phối quốc gia GMS có chức
năng trực tiếp tham m−u cho Chính phủ trong các hoạt động hợp tác của GMS.
+ Ban Th− ký: Hiện tại Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) đóng vai trị là Ban th− ký của GMS. Chức năng chủ yếu cửa Ban th− ký là điều phối chung các hoạt động của GMS. Trong cơ cấu tổ chức ADB, có phịng GMS thuộc Vụ miền Tây của Ngân hàng này.
Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông nhằm chia sẻ hài hồ mối lợi chung vì mục đích phát triển của mỗi n−ớc mà không gây tổn hại đến nhau. Trên cơ sở đó, GMS có thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong khu vực, đồng thời GMS tạo ra nền tảng để thu hút sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với các n−ớc trong khu vực. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 56 của Uỷ ban Hợp kinh tế - xã hội châu á - Thái Bình D−ơng của Liên hợp Quốc tháng 7/2000 tuyên bố thập kỷ 2000 - 2009 là “ Thập kỷ phát triển Tiểu vùng sông
Mê Kông mở rộng”.