III. Thực trạng về th−ơng mại dịch vụ giữa Việt Nam với các n−ớc GMS
3.1.3. Các loại hình dịch vụ khác
Dịch vụ cung cấp điện năng, do nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế -
xã hội của Việt Nam hiện nay và sau này rất lớn và mỗi năm một tăng mạnh. nên Việt Nam vẫn sẽ thiếu điện trong khoảng 10 năm nữa, vì vậy nhu cầu nhập khẩu điện của Việt Nam sẽ tồn tại trong khoảng thời gian này. Năm 2005 Việt Nam nhập khẩu từ 100 - 300 triệu KWh điện của Trung Quốc từ Công ty Điện lực miền Nam Trung Quốc (Vân Nam nằm trong phạm vi hoạt động của công ty này) theo tinh thần của Hiệp định liên chính phủ về việc phát triển kết nối mạng l−ới điện và tăng c−ờng khả năng mua bán năng l−ợng giữa các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Trong một số năm tới khi các nhà máy thuỷ điện mới của Trung Quốc và Lào trên sơng Mê Kơng hồn thành, nhập khẩu điện của Việt Nam sẽ có nhiều khả năng để tăng thêm.
Dịch vụ kho ngoại quan, kho ngoại quan có vai trị quan trọng trong
việc đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng quá cảnh của Vân Nam và Lào qua Việt Nam. Thời gian qua, một khối l−ợng hàng vận chuyển quá cảnh khá lớn này đã đ−ợc l−u giữ trong kho của Việt Nam (65%). Nhờ đ−ợc trang bị tốt nên hệ thống kho ngoại quan của ta đảm bảo các yêu cầu về chất l−ợng, thời gian giao nhận và vận chuyển phù hợp, đáp ứng đ−ợc nhu cầu của đối tác. Dịch vụ kho ngoại quan b−ớc đầu đã đóng góp vào thành tích xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.
Dịch vụ cảng biển, Việt Nam xuất khẩu loại dịch vụ này cho Vân Nam và Lào. Hàng quá cảnh của tỉnh Vân Nam qua tuyến đ−ờng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong thời gian qua chủ yếu qua cảng Hải Phòng. Hàng quá cảnh của Vân Nam qua cảng Hải Phòng với khối l−ợng tăng mạnh hàng năm, đạt 70 ngàn tấn năm 2001, hơn 1 triệu tấn năm 2004 và có thể đạt 3 triệu tấn vào năm 2010. Hàng quá cảnh của Lào qua Việt Nam hầu hết qua các cảng biển miền Trung, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm từ 20 - 25 ngàn tấn.