Giải pháp khắc phục những hạn chế và thách thức của Việt Nam khi tham gia xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Xây dựng vành đai kinh tế vịnh bắc bộ trong tiến trình hình thành khu vực tự do thương mại ASEAN trung quốc ( ACFTA ) (Trang 98 - 102)

- Về đ−ờng hàng không: Tuy triển vọng về hợp tác giữa hai n−ớc xây

1. Giải pháp về phía Nhà n−ớc

1.5. Giải pháp khắc phục những hạn chế và thách thức của Việt Nam khi tham gia xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ

tham gia xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ

Trên tổng thể, việc Việt Nam tham gia cùng Trung Quốc xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ có nhiều hạn chế và thách thức hơn phía Trung Quốc cả trên ph−ơng diện qui mơ, trình độ và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung, của 10 tỉnh thành phố phía Việt Nam so với 3 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam của Trung Quốc thuộc phạm vi Vành đai nói riêng. Đặc biệt

triển kinh tế biển và phát triển dịch vụ kho vận quốc tế của Việt Nam còn yếu kém hơn so với Trung Quốc,v.v… đang là những bất lợi lớn cho phía Việt Nam trong tham gia xây dựng và khai thác những lợi ích kinh tế từ vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Vì thế, để khắc phục những bất lợi, phía Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

- Đầu t− thích đáng cho cơng tác điều tra, khảo sát, xây dựng và lựa chọn các ch−ơng trình, hạng mục dự án hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ chung của chiến l−ợc và qui hoạch tổng thể phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Trong đó, chú trọng nghiên cứu, dự báo về các điểm cân bằng lợi ích và mức độ chênh lệch về lợi ích có thể chấp nhận đ−ợc của hai bên Việt - Trung trong các ch−ơng trình, dự án dự kiến hợp tác để làm căn cứ cho việc lựa chọn ch−ơng trình, dự án đ−a ra thảo luận với đối tác Trung Quốc. Đồng thời, tăng c−ờng công tác nghiên cứu và xây dựng các kịch bản (ph−ơng án) hợp tác với Trung Quốc về các hạng mục xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ để chủ động trong hoạt động th−ơng thảo với phía đối tác Trung Quốc. Trên cơ sở đó, xác định đúng kỹ thuật đàm phán để hạn chế thấp nhất những bất lợi tr−ớc mắt cũng nh− lâu dài cho Việt Nam.

- Triệt để tận dụng các cơ hội mới mở ra khi Việt Nam vừa là thành viên WTO để thu hút đầu t− n−ớc ngoài vào các địa bàn thuộc phạm vi vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ nhằm tạo sự tăng tr−ởng và phát triển có tính đột biến về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, về kho vận quốc tế, về công nghiệp khai thác tài nguyên, về kinh tế biển và xuất khẩu,v.v… tại các địa ph−ơng này. Trên cơ sở đó, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa ph−ơng, từng địa bàn theo h−ớng triệt để khai thác tiềm năng, lợi thế và cùng h−ớng tới phát triển mạnh các ngành nghề kinh tế biển. Quá trình này sẽ một mặt, sớm rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các địa ph−ơng của Việt Nam so với các địa ph−ơng của Trung Quốc thuộc phạm vi vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, mặt khác, sớm khắc phục những hạn chế về tiềm lực phát triển kinh tế biển của phía Việt Nam trong hợp tác với Trung Quốc khai thác các tiềm năng, lợi ích kinh tế to lớn của Vịnh Bắc Bộ.

- Triệt để khai thác và phát huy lợi thế địa - kinh tế của Vịnh Hạ Long - một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới - và các đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ để phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ. Xây dựng du lịch Vịnh Hạ Long thành trung tâm và động lực phát triển du lịch của cả vùng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc. Trên cơ sở đó, sử dụng nguồn thu lớn từ phát triển du lịch bù đắp các

khoản lợi ích bị thiệt thịi khác trong hợp tác với Trung Quốc xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.

- Thực hiện chiến l−ợc thu hút kỹ thuật tuần hồn và hình thành cơ chế tuần hồn kỹ thuật trong phát triển các ngành nghề kinh tế biển của các địa ph−ơng thuộc vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là trong khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản nhằm nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm các ngành kinh tế biển. Từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng thực hiện chiến l−ợc thu hút kỹ thuật tuần hoàn và áp dụng cơ chế tuần hoàn kỹ thuật sang các ngành/lĩnh vực kinh tế khác trên vành đai.

Nội dung cơ bản của chiến l−ợc này là: Nhập khẩu kỹ thuật tiên tiến của n−ớc ngoài, sử dụng lực l−ợng khoa học kỹ thuật trình độ cao trong n−ớc để tiếp thu, tiến tới đổi mới, sáng tạo mở mang kỹ thuật, hình thành dây chuyền phát triển: Nhập vào - tiếp thu - sáng tạo - phát triển - xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyển xuất ra sản phẩm). Đồng thời, dùng kỹ thuật đã đ−ợc tiếp thu sáng tạo, phát triển để cải tiến hệ thống kỹ thuật hiện có (nh− ni trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản,v.v…) của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu ích kinh tế và hàm l−ợng kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, làm cho sản phẩm xuất khẩu của các địa ph−ơng thuộc vùng vành đai Vịnh Bắc Bộ có sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị tr−ờng Trung Quốc cũng nh− thị tr−ờng thế giới, tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu của các địa ph−ơng này. Phần lợi nhuận do xuất khẩu kỹ thuật (đã đ−ợc luân chuyển qua sản phẩm xuất khẩu ra thị tr−ờng thế giới) thu đ−ợc hàng năm của các địa ph−ơng này lại có thể chuyển thành vốn tái đầu t− để có thể bắt đầu vịng tuần hồn mới: nhập vào (kỹ thuật tiên tiến hơn) - tiếp thu - sáng tạo, phát triển - xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyển qua sản phẩm xuất khẩu) ở khởi điểm kỹ thuật cao hơn, với sức cạnh tranh của sản phẩm cao hơn, GTGT của sản phẩm xuất khẩu lớn hơn và giá xuất khẩu cao hơn để vừa nâng nhanh qui mô kim ngạch xuất khẩu vừa bảo đảm chất l−ợng tăng tr−ởng xuất khẩu, góp phần phát triển bền vững kinh tế của các địa ph−ơng của Việt Nam thuộc vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.

Thực hiện chiến l−ợc kỹ thuật tuần hoàn này rất phù hợp với thực trạng tiềm lực yếu về vốn và công nghệ của các doanh nghiệp ở 10 tỉnh/thành phố của Việt Nam thuộc vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Nh−ng nếu thực hiện thành công chiến l−ợc này, sẽ nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hố của các địa ph−ơng góp phần khắc phục những bất lợi về sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc trong q trình khai thác các lợi ích kinh tế từ vành đai kinh tế này.

- Xây dựng mạng l−ới các trung tâm/ các trạm kiểm định chất l−ợng hàng hoá xuất, nhập khẩu, kiểm soát tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch (ở ng−ời và động, thực vật) với sự tham gia của ba bên (phía Việt Nam, phía Trung Quốc và n−ớc thứ ba) trên địa bàn các đầu mối vận chuyển giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai n−ớc Việt - Trung trên vùng vành đai. Đây là giải pháp nhằm ngăn ngừa nguy cơ khu vực lãnh thổ Việt Nam thuộc Vành đai có thể trở thành địa bàn tiêu thụ các hàng hoá kém phẩm chất, các sản phẩm khơng an tồn của Trung Quốc; đồng thời, ngăn chặn nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh ở ng−ời, động và thực vật từ Trung Quốc sang Việt Nam trong quá trình phát triển hoạt động giao l−u kinh tế - th−ơng mại và du lịch tại vùng vành đai. Trong đó, việc thu hút n−ớc thứ ba tham gia vào các trung tâm kiểm định, kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu tại vùng vành đai sẽ tăng tính khách quan và hạn chế nảy sinh những bất đồng giữa hai bên đối tác (Việt - Trung) trong xử lý các tr−ờng hợp vi phạm.

- Sử dụng thích đáng nguồn ngân sách của các địa ph−ơng và sự hỗ trợ của ngân sách trung −ơng đầu t− xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng c−ờng nhân lực cho công tác chống buôn lậu trên biển, chống các loại tội phạm xã hội trên biển Vịnh Bắc Bộ nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng bn lậu tài ngun khống sản, buôn lậu hàng cấm (đồ cổ, ma tuý, động vật quý hiếm, hoá chất độc hại,v.v…), bn bán hàng giả, bn lậu hàng hố chốn thuế,v.v… trên khu vực vành đai. Hai bên Việt - Trung cần thành lập các đội tàu tuần tra liên quốc gia hoạt động trên biển vùng Vịnh, đồng thời xây dựng các đội đặc nhiệm phản ứng nhanh liên quốc gia để xử lý, trấn áp các loại tội phạm trên biển.

- Thành lập một tổ chức công về bảo vệ môi tr−ờng Vịnh Bắc Bộ với sự tham gia đầu t− và tổ chức hoạt động của cả hai bên Việt - Trung. Tổ chức này có chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu các tác động của quá trình xây dựng và phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ đến môi tr−ờng Vịnh; xây dựng các chế định pháp lý và các giải pháp phịng ngừa ơ nhiễm mơi tr−ờng vùng vịnh; thực hiện các giải pháp kiểm soát và xử lý các tr−ờng hợp gây ô nhiễm môi tr−ờng Vịnh Bắc Bộ. Nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức cơng này đ−ợc trích từ ngân sách của 13 địa ph−ơng (10 tỉnh thành phố của Việt Nam và 3 tỉnh của Trung Quốc) thuộc phạm vi vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.

2. Giải pháp về phía các tỉnh, thành phố ven biển Vịnh Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Xây dựng vành đai kinh tế vịnh bắc bộ trong tiến trình hình thành khu vực tự do thương mại ASEAN trung quốc ( ACFTA ) (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)