Khai thác các lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển

Một phần của tài liệu Xây dựng vành đai kinh tế vịnh bắc bộ trong tiến trình hình thành khu vực tự do thương mại ASEAN trung quốc ( ACFTA ) (Trang 76 - 79)

- Về đ−ờng hàng không: Tuy triển vọng về hợp tác giữa hai n−ớc xây

2.2.2.Khai thác các lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển

Tài nguyên du lịch của khu vực vành đai Vịnh Bắc Bộ rất đa dạng, phong phú, đan xen nhau, có khả năng liên kết các loại hình du lịch với nhau trên mỗi địa ph−ơng, tạo ra một sự hấp dẫn cho du khách. Tại Khu du lịch Vịnh Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn có thể hình thành quần thể du lịch biển và ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình hấp dẫn có sức cạnh tranh trong khu vực về các sản phẩm du lịch nh−: tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, giao dịch th−ơng mại, thể thao, nghỉ ngơi giải trí và chữa bệnh,v.v... . Đặc biệt tài nguyên du lịch biển của Vịnh Bắc Bộ có tiềm năng rất lớn, nổi trội, nếu đ−ợc khai thác một cách có hiệu quả sẽ thu đ−ợc nhiều lợi ích kinh tế.

Ph−ơng h−ớng khai thác các lợi ích kinh tế từ việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển, cần tập trung vào các h−ớng và thực hiện các nội dung hợp tác chủ yếu sau:

- Hợp tác giữa 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam trên vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ trong khai thác lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch theo h−ớng:

+ Qui hoạch và tăng c−ờng đầu t− xây dựng hệ thống hạ tầng phát triển du lịch biển, tạo ra các mơ hình và sản phẩm du lịch đặc sắc mang đặc tr−ng của vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam.

+ Xây dựng các tuyến du lịch với các loại hình du lịch phong phú (du lịch tắm biển, vui chơi giải trí; du lịch thể thao; du lịch hội nghị, hội thảo, thăm quan di tích,...) hoặc kết hợp giữa du lịch biển và du lịch lễ hội truyền thống của các địa ph−ơng nhằm đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu du lịch của du khách trong

và ngoài n−ớc. Trong đó, chú trọng xây dựng cả các tuyến du lịch dài ngày và cả các tuyến du lịch ngắn ngày để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

+ Xây dựng các tuyến du lịch sinh thái biển- đảo trên cơ sở kết hợp các sản phẩm du lịch sinh thái biển của các địa ph−ơng ven bờ Vịnh Bắc Bộ để khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của khu vực này. Các sản phẩm du lịch sinh thái biển của từng địa ph−ơng hiện đang phát triển rất nhanh, nh−ng rời rạc, mạnh địa ph−ơng nào thì địa ph−ơng đó khai thác chứ ch−a có sự gắn kết với nhau để tạo thành một tuyến du lịch sinh thái biển đặc sắc của cả 10 tỉnh, thành phố ven Vịnh Bắc Bộ. Khi tuyến du lịch này đ−ợc hình thành chắc chắn sẽ thu hút mạnh khách du lịch trong và ngoài n−ớc.

+ Phát triển các khu du lịch nh−: khu du lịch Hạ Long, khu du lịch Móng Cái - Trà Cổ, khu du lịch ng Bí - Đơng Chiều - n H−ng, khu du lịch Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh; khu du lịch nghỉ d−ỡng, vui chơi giải trí cao cấp Đồ Sơn, Hải Phịng; khu du lịch sinh thái, nghỉ d−ỡng, chữa bệnh cao cấp đảo Cát Bà, Hải Phòng; trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng.

+ Hình thành các trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc tế và khu vực, đồng thời chú trọng phát triển các thị tr−ờng khách du lịch (thị tr−ờng khách quốc tế, thị tr−ờng khách nội địa). Đối với thị tr−ờng khách quốc tế, vùng chú trọng đón nhiều loại khách thuộc các thị tr−ờng Đơng Bắc á, Đông Nam á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu úc. Trong đó, những thị tr−ờng chính là Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao), Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, úc và ASEAN. Đối với thị tr−ờng khách nội địa, chú trọng thu hút khách nghỉ cuối tuần; khách tham quan, nghỉ d−ỡng, tham dự lễ hội, hành h−ơng, khách đi tour chọn gói.

+ Các tỉnh, thành phố trên Vành đai cần phải hợp tác, phối hợp với nhau để cùng khai thác tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển Vịnh Bắc Bộ để cùng nhau thu đ−ợc các lợi ích kinh tế cho phát triển địa ph−ơng mình và góp phần vào phát triển kinh tế đất n−ớc; đồng thời tránh đ−ợc tình trạng cạnh tranh với nhau nh− đã từng xẩy ra sẽ rất bất lợi cho chúng ta trong bảo vệ tài nguyên quốc gia và phát triển kinh tế.

Khi 10 tỉnh, thành phố ven Vịnh Bắc Bộ thực hiện hợp tác phát triển du lịch và khai thác các lợi ích kinh tế từ phát triển loại hình này theo h−ớng nêu trên, dự kiến số l−ợng khách du lịch đến năm 2010 đạt khoảng 15-20 triệu l−ợt khách (trong đó khoảng 3,7 - 4 triệu l−ợt khách quốc tế) và đến năm 2020 đạt 45 - 50 triệu l−ợt khách (khoảng 8,5 - 9 triệu l−ợt khách quốc tế).

Bảng 9: Dự báo phát triển du lịch vùng Vịnh Bắc Bộ

Đơn vị 2000 2003 2010 2020

1- Toàn dải ven biển

+ Số l−ợt khách Triệu l−ợt 10,8 17,1 33-40 65-70 Trong đó: Khách quốc tế Triệu l−ợt 3,3 4,7 25-30 45-50 + Doanh thu Nghìn tỷ đ 10,1 15,9 30-35 60-70

2- Vùng Vịnh Bắc Bộ

+ Số l−ợt khách Triệu l−ợt 3,8 7,0 15-20 45-50

Trong đó: Khách quốc tế Triệu l−ợt 0,85 2,1 3,7-4 8,5-9 + Doanh thu Nghìn tỷ đ 0,57 1,3 4,5-7 27-35 3- So sánh vùng VBB với

toàn dải ven biển

+ L−ợt khách Vịnh Bắc Bộ/L−ợt khách dải ven biển

% 35 4,1 45-50 69-71

+ Doanh thu Vịnh Bắc Bộ/Doanh thu dải ven biển

% 5,6 8,1 15-20 45-50

Nguồn: Hiện trạng tổng hợp từ các tỉnh

- Hợp tác giữa 13 tỉnh, thành phố của hai bên trên vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ trong khai thác lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch theo h−ớng sau:

+ Cùng với phía Trung Quốc xây dựng các tuyến du lịch liên quốc gia trên cơ sở các tuyến du lịch nội địa đã có. Chú trọng xây dựng cả các tuyến du lịch ngắn và các tuyến du lịch dài. Các tuyến du lịch ngắn có thể là: Cảng Phịng Thành, Bắc Hải của Trung Quốc - Vịnh Hạ Long của Việt Nam,v.v... . Các tuyến du lịch dài vòng quanh Vịnh Bắc Bộ có thể là Bắc Hải - Khâm Châu - cảng Phòng Thành - Vịnh Hạ Long - Đồ Sơn - Sầm Sơn - Cửa Lị - Huế - Lăng Cơ,v.v… .

+ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc tr−ng của vùng nh− du lịch biển, du lịch tham quan, du lịch nghỉ d−ỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, vui chơi, giải trí, du lịch văn hóa - lễ hội - làng nghề; và các sản phẩm du lịch bổ trợ nh− du lịch cuối tuần, hội thảo kết hợp du lịch, nghiên cứu kết hợp du lịch, th−ơng mại kết hợp du lịch, sản phẩm l−u niệm tại các khu du lịch mang bản sắc

văn hóa của vùng, các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, văn hóa ẩm thực của vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ.

+ Hai bên cần sớm hợp tác xây dựng và khai thác tour du lịch đi tầu sang trọng trên biển xung quanh Vịnh Bắc Bộ, các tour du lịch đi tầu cao tốc trên Vịnh đến các bãi biển trên đảo Hải Nam (nh− Hải Khẩu, Tam á,v.v…).

+ Xây dựng tuyến du lịch sinh thái biển vòng quanh Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở kết hợp giữa tuyến du lịch sinh thái biển của phía Việt Nam với tuyến du lịch sinh thái biển của phía Trung Quốc để tạo thành tuyến du lịch sinh thái biển vòng quanh Vịnh Bắc Bộ.

+ Tăng c−ờng hợp tác với phía Trung Quốc để tiếp tục thu hút ngày càng nhiều du khách Trung Quốc đến Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng vành đai kinh tế vịnh bắc bộ trong tiến trình hình thành khu vực tự do thương mại ASEAN trung quốc ( ACFTA ) (Trang 76 - 79)