THỰC TRẠNG LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 82 - 84)

CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

3.1. THỰC TRẠNG LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT BỘPHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đến nay đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn trên nhiều mặt, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và từ một nước nghèo vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đây là nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những chặng đường xây dựng đất nước tiếp theo. Được như vậy là kết quả phấn đấu nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và tồn qn ta, trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của đội ngũ CB, CC.

Đội ngũ CB, CC ở nước ta hiện nay đã thực hiện tốt ĐĐCV; thể hiện trách nhiệm phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân; kiên định bản lĩnh chính trị, chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt đổi mới cải cách hành chính, đáp ứng sự vận hành của nền hành chính Nhà nước theo hướng hiện đại, tinh gọn, hiệu quả. Đảng ta cho rằng: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đề cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, đạo đức lối sống; gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao” [34, tr.174-175]. Đó cũng là bản lĩnh của đội ngũ CB, CC nói riêng, của đại bộ phận con người Việt Nam nói chung: “Dưới sự tác động của những biến đổi kinh tế - văn hóa - xã hội, chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam có sự vận động và biến đổi, xu hướng tích cực, tiến bộ đan xen với xu hướng tiêu cực, phản tiến bộ, trong đó xu hướng tích cực, tiến bộ giữ vai trị chủ đạo” [100, tr.14].

Đánh giá một cách tổng quát, đại đa số CB, CC nước ta thực sự là công bộc của dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, thực sự là người đại diện cho cơ quan nhà nước bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân. Đa số người dân cảm thấy hài lòng về sự quan tâm, phục vụ của đội ngũ CB, CC nước ta hiện nay.

Giá trị trung bình Chỉ số cải cách hành chính của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2020 là 87.56%, tăng 1.93% so với năm 2019 (giá trị trung bình năm 2019 là 85.63%), đồng thời tăng 12.18% so với năm 2012 (năm đầu tiên sử dụng công cụ Chỉ số để đánh giá cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh (chỉ đạt 75.38%). PAR INDEX 2020 đạt giá trị trung bình cao nhất trong 9 năm triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính.

Kết quả Chỉ số cải cách hành chính 2020 của các tỉnh, thành phố được phân theo 3 nhóm: Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, gồm 2 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phịng); Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%, gồm 56 tỉnh, thành phố; Nhóm C, đạt kết quả Chỉ số từ 70% - dưới 80%, gồm 5 tỉnh, thành phố.

Ban Chỉ đạo cũng công bố kết quả Chỉ số SIPAS 2020. Theo đó, năm 2020, 84,71% người dân, tổ chức hài lịng về việc tiếp cận dịch vụ cơng nói chung; 88,45% người dân, tổ chức hài lịng về thủ tục hành chính nói chung; 86,53% người dân, tổ chức hài lịng về cơng chức nói chung; 89,73% người dân, tổ chức hài lịng về kết quả dịch vụ nói chung mà họ nhận được; 85,48% người dân, tổ chức hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong phạm vi cả nước.

Theo kết quả điều tra xã hội học, 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi nhất trong việc cung ứng dịch vụ cơng của cơ quan hành chính nhà nước là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính cơng ích [120].

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền hành chính và đội ngũ CB, CC nước ta cũng cịn khơng ít hạn chế, bất cập cần tháo gỡ mới có thể “xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ

công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.” - như Nghị quyết Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021- 2030 (Số:76/NQ-CP, ngày 15/7/2021) của Chính phủ đã đề ra [15]. Nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý nhà nước với kỹ năng nghiệp vụ hành chính mới, phù hợp với tình hình thực tiễn chưa cao. Bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự của CB, CC có bằng cấp, chứng chỉ lại chưa tương xứng. Những giải pháp mang tính đổi mới, theo hướng hiện đại hóa cơng tác quản lý CB, CC, (như phân cấp, tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, xây dựng hệ thống thông tin quản lý đội ngũ CB, CC, v.v…) chưa thực sự phát huy tác dụng. Đặc biệt, về ĐĐCV, một bộ phận không nhỏ CB, CC suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân, thậm chí là vơ cảm trước u cầu chính đáng, hợp pháp của người dân, của xã hội. Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức suy thối đạo đức, lối sống và vi phạm ĐĐCV” [34, tr.78].

Thực trạng lệch chuẩn đạo đức của CB, CC thể hiện ở các khía cạnh sau đây: thứ nhất, về lòng trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w