Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp khắc phục lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 31 - 36)

chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay

Từ thực tế sự lệch chuẩn ĐĐCV hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để khắc phục lệch chuẩn và nâng cao ĐĐCV cho CB, CC. Bên cạnh đó, về mặt lý luận, có nhiều cơng trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV. Có thể kể đến các cơng trình sau đây:

Các tác giả bài “Đạo đức công vụ trong nền công vụ ở nước ta hiện nay” của Lý Thị Huệ, Đặng Văn Luận [57] cho rằng, để khắc phục những biểu hiện suy thoái trên của CB, CC, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp: thứ nhất, phải giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho công chức; thứ hai, tiếp tục xây dựng các chuẩn mực đạo đức công chức; thứ ba, chú trọng chủ thể quản lý nhà nước về vai trò, nhiệm vụ của CB, CC, cách thức đào tạo tuyển dụng công chức. Đây cũng là tài liệu mà tác giả cho rằng cần thiết để tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.

Bài “Về tham nhũng và ĐĐCV” của tác giả Nguyễn Quốc Sửu [111] đã nêu lên một số nhóm giải pháp nâng cao ĐĐCV hiện nay: thứ nhất, hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; thứ hai, đẩy mạnh cơng tác giáo dục ĐĐCV, thứ ba, công tác khen thưởng và kỷ luật. Cơng trình nghiên cứu này đã đề cập cụ thể về một biểu hiện của suy thối ĐĐCV, đó là tham nhũng. Đây cũng là tài liệu tham khảo giúp cho tác giả luận án tham khảo trong việc phân tích biểu hiện của sự lệch chuẩn ĐĐCV.

Trong bài “Những yếu tố tác động đến ĐĐCV ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Tiến Hiệp [47] đề xuất mười giải pháp nhằm nâng cao ĐĐCV ở nước ta hiện nay: hoàn thiện quy định về ĐĐCV; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; hồn thiện cơ chế quản lý; thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; cải cách chế độ tiền lương; đẩy mạnh giáo dục ĐĐCV; dân chủ hóa hoạt động cơng quyền; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát; tạo hành lang pháp lý cho việc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm ĐĐCV; đẩy mạnh phong trào học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các yếu tố tác động, bài viết này nêu ra khá đầy đủ các giải pháp để nâng cao ĐĐCV.

Đề cập đến giải pháp nâng cao ĐĐCV ở phạm vi hẹp hơn, trong bài “Mối

quan hệ giữa ĐĐCV với dân chủ xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Tiến Hiệp [48] nêu lên một số giải pháp để nâng cao ĐĐCV gắn với dân chủ xã hội chủ nghĩa là: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự do, dân chủ của nhân dân; sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật nhằm hạn chế kẻ hở trong pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra công vụ.

Trong bài “Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong công vụ”, tác giả Nguyễn Tiến Hiệp [50] đề xuất một số giải pháp để kết hợp thật sự có hiệu quả giữa đạo đức và pháp luật trong điều chỉnh công vụ ở nước ta hiện nay. Các giải pháp đó là: thứ nhất, tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật công vụ, hạn chế mức thấp nhất kẽ hở trong pháp luật; thứ hai, xóa cơ chế xin cho trong quản lý nhà nước, minh bạch trong quản lý kinh tế, quản lý công sản; thứ ba, mở rộng dân chủ; thứ tư, xử lý kịp thời mọi vi phạm pháp luật chung, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; thứ năm, tạo cơ chế kiểm soát thu nhập của cán bộ công chức, đổi mới về chế độ tiền lương của CB, CC.

Tác giả bài “Văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa với ĐĐCV trong nền

KTTT” của Đặng Khắc Ánh [1] cho rằng, trong số các yếu tố ảnh hưởng đến

ĐĐCV, văn hóa chính trị là yếu tố có vai trị rất quan trọng. Đồng thời, tác giả đề ra năm giải pháp để nâng cao chất lượng ĐĐCV trong bối cảnh KTTT: một là, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; hai là, nâng cao chất lượng các quy phạm pháp luật về ĐĐCV; ba là, đổi mới và cải cách công tác quản lý CB, CC ở tất cả các khâu; bốn là, tăng cường khả năng kiểm sốt đối với hoạt động cơng vụ của CB, CC; năm là, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đối với CB, CC.

Bài “Quan hệ giữa KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa với ĐĐCV” của Nguyễn Tiến Hiệp [49] đã nêu sự tác động qua lại giữa nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức của CB, CC ở Việt Nam hiện nay theo cả hai chiều hướng hỗ trợ, thúc đẩy và cản trở, kìm hãm. Từ các phân tích về các chiều hướng này, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện ĐĐCV trong điều kiện KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa như: hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế; tiếp tục cải cách bộ máy; đẩy mạnh công tác kiểm

tra, thanh tra; lựa chọn, sử dụng đúng người tài vào các vị trí quản lý kinh doanh và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thừa hành...Các nội dung trên đây đều có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận trong quá trình tác giả nghiên cứu đề tài.

Việc đề xuất các giải pháp xây dựng nâng cao ĐĐCV theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Tác giả Bùi Đình Phong nêu lên sự cần thiết phải thực hành ĐĐCV trong bài “Thực hành ĐĐCV theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [98]. Đồng thời tác giả nêu lên ba nội dung là: thứ nhất, nâng cao ý thức trách nhiệm của CB, CC đối với nhân dân; thứ hai, nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; thứ ba, phải thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Với bài “Xây dựng ĐĐCV theo chuẩn mực đạo đức cách mạng Hồ Chí

Minh” của tác giả Nguyễn Duy Hạnh [42] tập trung làm rõ các giải pháp để nâng

cao chất lượng ĐĐCV của CB, CC gắn với việc vận dụng sáng tạo tư tưởng về đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: thứ nhất, nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ CB, CC; thứ hai, xây dựng CMĐĐCV mới theo tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, thứ ba, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm. Bài viết này góp phần xây dựng chuẩn ĐĐCV của CB, CC làm căn cứ xây dựng tiêu chí lệch chuẩn đạo đức của một bộ phận CB, CC ở nước ta hiện nay.

Trong bài “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng và thực

hành ĐĐCV tại Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương” của tác giả Trần Hồng

Hà [40] nêu lên năm nội dung chủ yếu để tập trung thống nhất thực hành ĐĐCV trong tồn Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương, đó là: thứ nhất, tổ chức học tập chuyên đề, hội nghị, hội thảo, hội thi, tọa đàm về ĐĐCV; thứ hai, chi bộ là nền tảng để cán bộ, đảng viên thực hiện, việc học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐCV; thứ ba, xây dựng và thực hiện chuẩn mực theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, hướng vào trọng tâm là ĐĐCV; thứ tư, đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối, nhất là cán bộ lãnh đạo

chủ chốt; thứ năm, gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những cơng việc hàng ngày của CB, CC.

Ngồi ra, có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng ĐĐCV, xây dựng CMĐĐCV, nâng cao ĐĐCV.

Trong bài “Đạo đức công vụ và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao

ĐĐCV cho CB, CC nước ta hiện nay” của tác giả Vũ Văn Điệp [35] đã đưa ra

một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ĐĐCV cho CB, CC nước ta hiện nay: một là, đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của CB, CC; ba là, tiếp tục bổ sung, hồn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách pháp luật, xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực, nguyên tắc ĐĐCV; bốn là, phát huy tính tích cực chủ động tự giác của đội ngũ CB, CC trong việc nâng cao ĐĐCV.

Bài “Những nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức theo tư tưởng Hồ Chí

Minh - Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Khuyên [63] chỉ ra những nguyên tắc xây dựng đạo đức cơng chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: một là, nói phải đi đôi với làm và phải nêu gương về đạo đức; hai là, xây đi đôi với chống và phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; ba là, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Bài “Xây dựng và thực hiện CMĐĐCV ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn [122] đề ra giải pháp để cán bộ công chức thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức, nhất là ĐĐCV bao gồm: thứ nhất, xây dựng và thực hiện tốt các quy định về chuẩn mực đạo đức của cơ quan, đơn vị; thứ hai, tăng cường giáo dục, nâng cao đạo đức và ý thức tu dưỡng đạo đức của CB, CC, viên chức; thứ ba, thường xuyên tự phê bình và phê bình; thứ tư, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những CB, CC, viên chức vi phạm [122, tr.41-43].

Trong cuốn “Đạo đức công chức trong thực thi công vụ” của Ngô Thành Can và cộng sự [12] các tác giả đưa ra sáu giải pháp xây dựng ĐĐCV trong điều kiện KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đó là: đẩy mạnh giáo dục đạo đức công chức ở nước ta hiện nay; xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức công chức nhằm tiến tới xây dựng Luật đạo đức công chức; tạo môi trường xã hội lành

mạnh, điều kiện làm việc tốt nhất và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút người có tài, có đức; phát huy hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đồn thể và nhân dân; nâng cao tính tích cực rèn luyện đạo đức của người công chức; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm đạo đức công chức.

Bài viết “Nâng cao ĐĐCV của đội ngũ CB, CC ở nước ta hiện nay” của tác giả Lê Trọng Tuyến [124] đã nêu lên vai trị, vị trí của CB, CC cũng như bản chất của ĐĐCV và một số hạn chế của chất lượng đội ngũ CB, CC. Từ đó, tác giả nêu lên năm giải pháp để nâng cao ĐĐCV của đội ngũ CB, CC các cấp chính quyền. Bài viết thể hiện những quan điểm rất chặt chẽ, khoa học của tác giả về vấn đề nâng cao ĐĐCV ở nước ta hiện nay. Đây cũng là một trong những tài liệu rất quý báu cho chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu về đề tài của mình, song chúng tơi cho rằng các giải pháp để ngăn chặn, khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV trong điều kiện KTTT có góc độ rộng hơn, phomg phú hơn.

Bài “Xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ tỉnh

Quảng Ninh” của tác giả Đỗ Thị Hoàng [53] tập trung làm rõ những kết quả đạt

được trong quá trình xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, Đảng viên ở Đảng bộ Quảng Ninh; một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Đây là cơng trình nghiên cứu dưới góc độ xây dựng Đảng, có ý nghĩa thực tiễn rất cao, gắn với tình hình cụ thể của tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã phân tích các kết quả đã đạt được trong việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên như là Ban thường vụ Tỉnh ủy ban hành khẩu hiệu hành động của cán bộ, đảng viên về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “Đồn kết thống nhất - Năng động sáng tạo - Dân chủ kỷ cương - Xây dựng Quảng Ninh giàu mạnh”, quy định số 01-QĐ/TU “Về việc thực hiện văn hóa cơng sở của CB, CC, người lao động cơ quan khối Đảng, đồn thể tỉnh”…Từ đó, tác giả nêu lên bảy giải pháp nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Có thể kể đến một số giải pháp như: đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; đổi mới cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; đổi mới chất lượng sinh hoạt chi bộ…Đây là cơng trình nghiên cứu khá chặt chẽ về phạm vi, đối tượng của việc xây dựng ĐĐCV, chủ yếu phân tích kết quả của việc xây

dựng Đảng về đạo đức và các biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng Đảng của tỉnh Quảng Ninh. Do đó, chúng tơi chỉ xem đây là một tài liệu tham khảo về một phạm vi hẹp thuộc đề tài nghiên cứu, và tiếp cận cơng trình ở các giải pháp mà tác giả đề ra.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 31 - 36)