Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 127 - 130)

nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CB, CC đóng vai trị rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, khắc phục lệch chuẩn ĐĐCV. Điều này được cắt nghĩa bởi mấy lý do chính sau đây: thứ nhất, giúp CB, CC “định vị” được vị trí, nhận thức được vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng việc; thứ hai, chấn chỉnh tác phong, lối sống, nâng cao trách nhiệm

giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân;

thứ ba, nâng cao ý thức thực hiện văn hóa cơng sở và đạo đức nghề nghiệp trong

hoạt động công vụ; thứ tư, tạo ra tâm lý phấn khởi, tự hào nếu như CB, CC hoàn toàn thực hiện nghiêm túc các CMĐĐCV, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đồng thời, tạo ra tâm lý lo sợ bị khiển trách, trừng phạt nếu như CB, CC chưa thực hiện nghiêm túc các CMĐĐCV hoặc đã phạm sai lầm.

Theo chúng tôi, cả hai trạng thái nêu trên đều rất cần thiết đối với môi trường công sở, hoat động công vụ, và đó cũng là hiệu quả của q trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CB, CC. Đặc biệt, nếu trong quá trình kiểm tra, giám sát, CB, CC có tâm lý lo sợ bị khiển trách, trừng phạt cho thấy tổ chức của CB, CC có kỷ luật, kỷ cương, cái xấu, cái ác chưa hiển hiện rõ. Nếu như ngược lại, CB, CC vi phạm ĐĐCV nhưng khơng có biểu hiện lo sợ thì tổ chức đó có vấn đề, hoặc là rơi vào chủ nghĩa bè phái, hoặc là người đứng đầu cũng khơng có uy tín, khơng lãnh đạo được tập thể.

Có thể nói, nếu như pháp luật chỉ can thiệp khi cá nhân có hành vi phạm tội thì đạo đức đã can thiệp ngay từ khi ý thức sai trái và hành vi lệch chuẩn chớm bắt đầu. Do đó, việc giám sát, kiểm tra, đánh giá giúp cho CB, CC nhận thức rõ ranh giới về nhiệm vụ, quyền hạn của mình, từ đó chấn chỉnh lại ý thức, hành vi thực thi công vụ. Ngay cả khi sự lệch chuẩn ĐĐCV đã diễn ra, việc kiểm tra, giám sát thường xuyên cũng giúp cho việc khắc phục sự lệch chuẩn được sớm hơn, tránh gây ra những hậu quả nặng nề hơn cho tổ chức, nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” [90, tr.636] và “Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm” [90, tr.316]. Kiểm tra, đánh giá năng lực và đạo đức của CB, CC còn là khâu then chốt, làm cơ sở cho những công tác khác đối với cán bộ như: đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật...Trong đó, việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công chức là một việc làm cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục lệch chuẩn ĐĐCV.

Thực tiễn cho thấy, nếu không kiểm tra, sẽ không biết công việc của CB, CC đang làm là gì, làm như thế nào và làm việc với ai. Do đó, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện nghiêm túc một số Quy định, Nghị định gần đây như: Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về đánh giá, phân loại CB, CC; Quy định số 109- QĐ/TW ngày 3/1/2018 về“Công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”, Quy định số 124- QĐ/TW ngày 2/2/2018 về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, và gần đây

nhất là Quy định số 08-QĐ/TW về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ngày 25/10/2018; Quy định số 205 - QĐ/TW ngày 23/9/2019 “Về việc kiểm sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”; Quy định số 37 - QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm...Trong cơng cuộc cải cách hành chính của Nhà nước ta hiện nay, có nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của CB, CC như: cơng khai số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử, cơng tác tiếp dân, công khai xin lỗi người dân...

Ngày 27/6/2019, tại Hà Nội, đồng chí Trương Hịa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, thay mặt Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CB, CC cần có các hình thức khen thưởng hay kỷ luật kịp thời để làm gương cho người khác. Bởi vì, đối với việc khắc phục lệch chuẩn ĐĐCV, kỷ luật là biện pháp có tính răn đe, giáo dục rất cao và hữu hiệu nhất để thức tỉnh CB, CC.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát CB, CC cần coi trọng vai trị của nhân dân, báo chí, dư luận xã hội. Cần coi đó là kênh thơng tin quan trọng, kịp thời phản ánh những lệch chuẩn đạo đức của CB, CC trong thực thi cơng vụ. Với tiêu

chí xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và trao quyền cho nhân dân,“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ”. Đồng thời với việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của CB, CC cần có chính sách định kỳ khen thưởng và kỷ luật trong hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 127 - 130)