Khái niệm sự lệch chuẩn đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 75 - 77)

Khái niệm sự lệch chuẩn ĐĐCV là khái niệm cơng cụ chính trong luận án, đây chính là căn cứ làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng sự lệch chuẩn ĐĐCV trong điều kiện KTTT ở Việt Nam hiện nay.

Từ các khái niệm sự lệch chuẩn đạo đức và CMĐĐCV, chúng tôi đưa ra khái niệm lệch chuẩn ĐĐCV sau đây:

Sự lệch chuẩn ĐĐCV là việc nhận thức và thực hiện sai lệch các CMĐĐCV làm ranh giới giữa cái nên làm và cái không nên làm trong thực thi công vụ, làm cho CB, CC không hoàn thành nhiệm vụ, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu sự lệch chuẩn ĐĐCV dựa theo khái niệm này. Tức là sự lệch chuẩn ĐĐCV theo chiều hướng tiêu cực, gây tác hại đến uy tín, danh dự của tập thể, đơn vị; gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước. Hiện nay, có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu sự lệch chuẩn ĐĐCV dưới nhiều góc độ: suy thoái, xuống cấp, vi phạm, biến dạng, biến đổi….Căn cứ vào mức độ của sự lệch chuẩn ĐĐCV, chúng tôi phân chia các cấp độ lệch chuẩn ĐĐCV mang tính ước lệ như sau:

Thứ nhất, vi phạm nền nếp, tác phong, quy tắc ứng xử nơi công sở: CB,

CC chưa năng nổ, chưa nhiệt tình trong cơng việc, thiếu ý thức học tập, nâng cao trình độ, chưa có đóng góp, sáng tạo trong cơng việc…

Thứ hai, suy thối (xuống cấp) ĐĐCV: CB, CC lợi dụng chủ trương, cơ

chế, chính sách của Đảng và Nhà nước để trục lợi cá nhân, đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích tập thể, lợi ích của nhân dân.

Thứ ba, tha hóa ĐĐCV: CB, CC khơng trung thành với Đảng, Nhà nước,

không trung thực với tổ chức, tham vọng quyền lực chia bè kéo cánh, tham ô tham nhũng gây thiệt hại nặng nề cho xã hội.

Sở dĩ gọi đây là cách phân chia mang tính ước lệ vì nó khơng có căn cứ cụ thể về con số hay văn bản nào đó, mà nó chỉ dựa trên thuật ngữ để phân chia. Tuy nhiên, việc đề xuất các cấp độ như vậy cho thấy lệch chuẩn đạo đức là khái niệm rộng, cần phải làm rõ sự lệch chuẩn như thế nào, từ đó mới “đo” được mức độ lệch chuẩn để ngăn ngừa lệch chuẩn đạo đức ở mức cao hơn, hoặc tìm cách khắc phục để sự lệch chuẩn đó bị hạn chế dần hoặc tìm giải pháp đi tới “thủ tiêu” sự lệch chuẩn đó. Tuy nhiên, cách phân chia này cũng phải là biệt lệ, bởi vì trong Điều 6 Quy định số 12-QĐ/TW “Về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm” cũng phân chia các cấp độ hậu quả do hành vi vi phạm của đảng viên gây ra: Theo đó,

a) "Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng" là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại khơng lớn, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác; b) "Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng" là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, Cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác; c) "Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng" là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác; d) "Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây phẫn nộ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất tư cách của đảng viên và vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác [106, tr.5].

Căn cứ để xác định có sự lệch chuẩn ĐĐCV là việc thực hiện sai lệch các

CMĐĐCV của người CB, CC. Việc thực hiện sai lệch ĐĐCV được phản ánh qua hiệu quả công việc mà CB, CC đã thực hiện và sự phản ánh của dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều chủ thể. Dư luận đó

có thể là mức độ tín nhiệm của tập thể cơ quan, đơn vị; sự phản ánh của thơng tin, truyền thơng (báo chí, nhân dân). Tuy nhiên, dựa vào dư luận nhưng cần phải khái quát dư luận, điều tra dư luận và thẩm định dư luận. Bởi vì dư luận bao giờ cũng có tính đa chiều, có nhiều nguồn gốc, có nhiều mục đích khác nhau. Các cấp, các ngành cần coi dư luận xã hội chỉ là một kênh thông tin trong việc đánh giá lệch chuẩn ĐĐCV. Căn cứ để đánh giá sự lệch chuẩn ĐĐCV là phải dựa vào các các tiêu chí để đánh giá. Đặc biệt, các bản của Đảng và Nhà nước quy định về ĐĐCV như Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, Luật Cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12), Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật số 36/2018/QH14), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Luật số 44/2013/QH13), Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII (căn cức vào 27 biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của cán bộ, đảng viên), Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ “Về xử lý kỷ luật CB, CC, viên chức” được ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2020, …Đây là các văn bản có giá trị pháp lý để làm căn cứ đối chiếu, đánh giá ý thức và hành vi ĐĐCV của CB, CC trong q trình thực thi cơng vụ, từ đó phát hiện và đánh giá được sự lệch chuẩn ĐĐCV.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 75 - 77)