Đạo đức cơng vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 42 - 49)

Trong hoạt động cơng vụ, CB, CC phải đạt trình độ, chun mơn nghiệp vụ và các phẩm chất ĐĐCV. Như vậy, ĐĐCV là một tiêu chuẩn của người CB, CC. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy có ba cách tiếp cận khác nhau trong quan niệm về ĐĐCV.

Thứ nhất, ở giác độ xem ĐĐCV chỉ là những quy định về điều nên làm

hay không nên làm, gắn với lương tâm, trách nhiệm của CB, CC. Tác giả Thân Minh Quế cho rằng, “Đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực quy định nhận thức và hành động được xem là tốt hay xấu, là nên hay không nên làm trong hoạt động công vụ của người CB, CC, viên chức nhằm xây dựng một nền công vụ trách nhiệm, chuyên nghiệp và trong sạch, tận tụy, công tâm” [103, tr.19]. Tác giả Vũ Văn Điệp tiếp cận khái niệm ĐĐCV dưới góc độ triết học đạo đức, tác giả cho rằng: “Đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực, nguyên tắc, dùng để

điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sự của CB, CC, thể hiện lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc thực thi công vụ” [35, tr.77].

Thứ hai, ở giác độ xem ĐĐCV bao gồm cả chuẩn mực đạo đức và chuẩn

mực pháp lý, vừa là những điều nên làm và không nên làm, vừa là những điều được phép làm và không được phép làm. Chẳng hạn, “Xét một cách khái quát ĐĐCV là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp dụng cho CB, CC hoạt động trong lĩnh vực công vụ” [54, tr.3] hay “ĐĐCV là giá trị được thể hiện ở cả hai phương diện: chuẩn mực đạo đức và quy phạm pháp luật” [114, tr.20]. Lý giải cho sự kết hợp giữa đạo đức và pháp lý trong ĐĐCV, tác giả Lưu Kiếm Thanh cho rằng: “Khi các tiêu chuẩn đạo đức không được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn khổ pháp lý và các quy định thì thật khó mà xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc về hành vi của tất cả công chức” [113, tr.38].

Thứ ba, ở giác độ xem việc thực hiện pháp luật là đạo đức tối thiểu thì sẽ

có quan niệm coi ĐĐCV là việc thực hiện tốt pháp luật:

Đạo đức công vụ là những chuẩn mực pháp luật về ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ của CB, CC nhà nước trong việc thực thi công vụ, với những nội dung căn bản là đòi hỏi người CB, CC phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; có tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc; có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ; khiêm tốn, cầu tiến bộ; chấp hành nghiêm kỷ luật; có tinh thần đồn kết, hợp tác với đồng nghiệp [49, tr.38].

Tuy nhiên, cũng có những quan niệm về ĐĐCV chỉ nhấn mạnh việc thực hiện ứng xử của CB, CC trong thực thi công vụ, chẳng hạn, tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan đưa ra khái niệm ĐĐCV như sau: “xét về nguyên tắc, có thể hiểu ĐĐCV là đạo đức của công chức thể hiện qua hành vi ứng xử đúng của công chức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với tổ chức và công dân trong khi thực thi công vụ” [65, tr.37]. Hoặc quan niệm ĐĐCV xét theo cấu trúc ĐĐCV, chẳng hạn, theo tác giả Trần Sỹ Phán, ĐĐCV là một hiện tượng xã hội bao gồm thực tiễn ĐĐCV và những nguyên tắc, chuẩn mực dùng để điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của công chức trong quan hệ với nhau cũng như giữa họ với tổ chức, cơng dân trong q trình thực thi nhiệm vụ cơng nhằm phục vụ lợi ích của nhân

dân và xã hội [97]. Những quan niệm này không nằm trong ba cách tiếp cận về nội dung của ĐĐCV.

Tuy có những khác biệt nhất định, nhưng các quan điểm trên đều có các điểm chung sau:

1). Đạo đức công vụ được xã hội thừa nhận, được quy định trong luật. 2). Đạo đức công vụ nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của CB, CC trong thi hành công vụ, và là động lực để thúc đẩy hoạt động công vụ đạt hiệu quả cao.

3). Đạo đức công vụ là hệ thống giá trị.

4). Đạo đức công vụ thể hiện trong nhiều mối quan hệ, chúng yêu cầu tính chuẩn mực cụ thể trong các quan hệ giữa CB, CC với nhau, cấp trên với cấp dưới, CB, CC với doanh nghiệp, nhân dân.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi nghiêng về cách tiếp cận thứ nhất, coi ĐĐCV là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của CB, CC. Những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức được thực hiện bởi lương tâm của chủ thể đạo đức và dư luận xã hội, trong đó, lương tâm là thế mạnh của đạo đức trong điều chỉnh hành vi. Đây là đặc trưng của điều chỉnh đạo đức. Các phương thức điều chỉnh hành vi khác như pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống…hoàn toàn điều chỉnh hành vi bởi sự ép buộc, tác động từ bên ngoài chủ thể đạo đức.

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Đạo đức

công vụ là một dạng đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực ứng xử nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách ứng xử của CB, CC trong khi thi hành công vụ, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, lương tâm và dư luận xã hội.

Phạm vi điều chỉnh của ĐĐCV là hành vi của CB, CC trong q trình thực thi cơng vụ, thể hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa CB, CC với Nhà nước; CB, CC với nhân dân; CB, CC với chính mình. Đạo đức cơng vụ có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, ĐĐCV là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp

là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi cá nhân trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Những ngành, nghề gắn với

quyền lực công, phục vụ nhân dân và xã hội, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là các ngành nghề công vụ. Công vụ chỉ là một bộ phận trong các nghề nghiệp khác nhau của xã hội. Vì vậy, ĐĐCV hẹp hơn đạo đức nghề nghiệp, là một dạng của đạo đức nghề nghiệp.

Ở nước ta hiện nay, đạo đức nghề nghiệp công vụ trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, làm việc vì lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, tùy vào đặc thù công việc mà các ngành cơng vụ có những chuẩn mực đạo đức cụ thể, chuyên biệt. Chẳng hạn, chuẩn mực đạo đức ngành tư pháp theo quyết định số 2659/QĐ-BTP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ tư pháp bao gồm bốn chuẩn mực: với Tổ quốc: trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; với nhân dân: gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân, phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân, với công tác tư pháp: trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng cơng, thủ pháp, chí cơng vơ tư; với đồng nghiệp: đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ; với bản thân: nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tơn pháp luật. Chuẩn mực đạo đức ngành ngân hàng theo quyết định số 11/QĐ- HHNH của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam ngày 25 tháng 12 năm 2019 bao gồm sáu chuẩn mưc: tính tuân thủ; sự cẩn trọng; sự liêm chính; sự tận tâm và chuyên cần; tính chủ động, sáng tạo, thích ứng; ý thức bảo mật thơng tin. Hay “Quy tắc ứng xử của CB, CC, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ công chức làm công tác tiếp dân” được ban hành theo Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11 tháng 3 năm 2021, “Quy tắc ứng xử của công chức Bộ Nội vụ” được hành theo Quyết định 758/QĐ-BNV ngày 23 tháng 6 năm 2021.

Như vậy, mỗi ngành nghề cơng vụ đều có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng quy định ứng xử công vụ, trách nhiệm nghề nghiệp và kỷ luật cơng vụ. Cán bộ, cơng chức cần có trách nhiệm tn thủ các chuẩn mực đó.

Thứ hai, ĐĐCV là một dạng đạo đức xã hội. Đạo đức xã hội chính là “sự

phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy” [70, tr.16]. Là một dạng đạo đức xã hội, ĐĐCV chi

phối đạo đức cá nhân, đạo đức công dân của CB, CC. Đạo đức công dân là những giá trị tốt đẹp nhằm điều chỉnh hành vi của công dân đảm bảo sự vận hành xã hội trong vịng trật tự. Cán bộ, cơng chức phải là những người có tư cách cơng dân tốt, là những người tiên phong trong việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức công dân như: sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, tích cực xây dựng đời sống mới, nếp sống văn hóa mới…Theo quan điểm của Đảng ta, cần phải xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính sau:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đồn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [2, tr.9].

Việc CB, CC vi phạm tư cách đạo đức, uy tín của người CB, CC trong đời sống đạo đức cá nhân, đạo đức cơng dân chính là một tiêu chí đánh giá lệch chuẩn ĐĐCV. Khoản 9 điều 8 và khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ - CP quy định về việc CB, CC, viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình; dân số, hơn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội. Theo đó, người nào tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng có thể buộc thơi việc (đối với công chức, viên chức) hoặc bãi nhiệm (đối với cán bộ). Điều này cho thấy, yêu cầu về tính nêu gương rất cao của CB, CC - những cơng dân, cá nhân làm việc trong khu vực cơng. Bởi vì, dù ở cương vị nào, người CB, CC trước hết cũng là một cá nhân trong tập thể, xã hội; một cơng dân của đất nước. Do đó, CB, CC thực hiện ĐĐCV sẽ nâng cao sự mẫu mực về đạo đức

cá nhân, đạo đức công dân. Việc thực hiện tốt đạo đức cơng dân cũng chính là nâng cao uy tín cho người CB, CC trong hoạt động công vụ.

Thứ ba, nội dung của ĐĐCV bao gồm các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực

đạo đức nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách ứng xử của CB, CC. Theo chúng tôi, nguyên tắc ĐĐCV là những điều kiện tiên quyết trong ứng xử cơng vụ địi hỏi CB, CC cần thiết phải nắm vững và làm theo để thực hiện nghĩa vụ ĐĐCV. Ví dụ như nguyên tắc trung thành với thể chế, nguyên tắc giữ bí mật trong thơng tin cơng việc, ngun tắc phục vụ nhân dân...Quy tắc ĐĐCV là những quy định mà mọi CB, CC phải tuân theo, chẳng hạn, không tham lam chiếm dụng của công; không khai thác thông tin của đồng nghiệp khác, cơng việc khác; khơng phận sự thì khơng nên bàn bạc, tham gia vào công việc của bộ phận khác, đơn vị khác...Chuẩn mực ĐĐCV là những giá trị đạo đức tốt đẹp, gắn với ứng xử của mỗi CB, CC ở những công việc cụ thể. Tất cả các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức này nhằm điều chỉnh và đánh giá, ứng xử của cá nhân CB, CC, tập thể, đơn vị trong lĩnh vực công vụ. Nhờ đó, CB, CC ln biết mình cần làm gì và mong muốn được hồn thành tốt nhiệm vụ vì lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Thứ tư, ĐĐCV được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, lương tâm công vụ

và dư luận xã hội. Mặc dù ĐĐCV được quy định cụ thể trong các văn bản luật và dưới luật, các Văn kiện của Đảng, văn bản của các cơ quan Nhà nước; quy chế của các ngành trong lĩnh vực công vụ...nhưng hành vi ĐĐCV trước hết vẫn hành vi tự nguyện, tự giác từ lương tâm nghề, trách nhiệm và bổn phận của người CB, CC. Bandzeladze cho rằng: “đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xã hội” [7, tr.48]. Đạo đức cơng vụ dưới góc độ nghiên cứu của đạo đức học chỉ được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, lương tâm và dư luận xã hội, chứ không phải như các quy phạm pháp luật về ĐĐCV điều chỉnh hành vi của CB, CC bằng sự cưỡng chế, bằng công cụ của Nhà nước buộc CB, CC phải thực hiện, bởi sự lo sợ bị trừng phạt. Như vậy, ĐĐCV là và pháp luật công vụ đều là hai công cụ điều chỉnh hành vi của CB, CC, trong pháp luật về cơng vụ có luật về ĐĐCV. Nhưng đã là điều luật thì dù nội dung là những quy định đạo đức nhưng cơ chế điều chỉnh là cưỡng chế, răn

đe, chiếu theo điều luật để thực hiện. Với ý nghĩa “pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”, người CB, CC thực hiện những chuẩn mực đạo đức trước hết không phải lo sợ bị trừng phạt, mà bởi nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình, từ lịng trung thành với thể chế, vì trách nhiệm với xã hội, vì lý tưởng, danh dự nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp lương tâm nghề nghiệp. Mặc dù, khi thi hành công vụ, CB, CC đã nắm được các CMĐĐCV dựa trên tri thức ĐĐCV và tri thức pháp luật công vụ, nhưng khi bắt đầu thực hiện hành vi dưới góc độ điều chỉnh của đạo đức, tri thức về ĐĐCV nói chung (cả đạo đức và pháp luật) đã biến thành tình cảm, niềm tin. Đó là tình cảm, niềm tin về lẽ phải, cái tốt, cái thiện, cái tiến bộ. Tuy nhiên, việc thực hiện những điều CB, CC được làm và không được làm theo quy định của pháp luật là ĐĐCV tối thiểu; CB, CC hiểu rõ những việc nên làm và không nên làm, mong muốn được làm vì lợi ích của nhân dân, sự tiến bộ của xã hội chính là ĐĐCV tối đa. Vì thế, ĐĐCV vừa là kết quả của quá trình tự học hỏi, tự điều chỉnh và rèn luyện từ phía người CB, CC; vừa là quá trình được tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục từ các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Thứ năm, ĐĐCV vừa có tính khái qt vừa có tính cụ thể. Tính khái quát

của ĐĐCV thể hiện ở chỗ ĐĐCV là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của tất cả những người CB, CC người CB, CC cấp xã cho đến những CB, CC cấp cao của Đảng, Nhà nước. Ngồi những CMĐĐCV chung đó, cịn có những chuẩn mực đạo đức chuyên biệt được cụ thể hóa cho từng đối tượng CB, CC cụ thể, như chuẩn mực đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý; chuẩn mực đạo đức của CB, CC cấp xã, chuẩn mực đạo đức của CB, CC trong lực lượng vũ trang…Việc cụ thể hóa yêu cầu đạo đức và trách nhiệm đạo đức cho từng đối tượng CB, CC trong hoạt động công vụ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động công vụ.

Thứ sáu, ĐĐCV đề cao về tính chuẩn mực, vì chuẩn mực đạo đức của

người CB, CC gắn liền với thái độ, ứng xử của từng cá nhân, quyết định đến hiệu quả của thực thi cơng vụ. Như vậy, về phía cá nhân, CB, CC thực hiện các

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 42 - 49)