Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập và phân tích các vấn
đề lý luận về công vụ, ĐĐCV, chuẩn mực đạo đức, lệch chuẩn đạo đức, CMĐĐCV, lệch chuẩn ĐĐCV, tác động của KTTT làm biến đổi ĐĐCV. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập đến các cấp độ lệch chuẩn như suy thối, tha hóa, chứ chưa có cơng trình nào làm rõ khái niệm lệch chuẩn ĐĐCV. Những quan điểm khác nhau của các tác giả nêu trên có những đóng góp nhất định cho cơng cuộc cải cách hành chính Nhà nước, nâng cao ĐĐCV hiện nay ở nước ta, là cơ sở cho tác giả tham khảo để xây dựng các khái niệm công cụ của luận án, xác định các nguyên nhân, tiêu chí và biểu hiện của sự lệch chuẩn ĐĐCV hiện nay.
Thứ hai, một số cơng trình đề cập đến thực trạng lệch chuẩn ĐĐCV của đội
ngũ CB, CC trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nghiên cứu thực trạng lệch chuẩn đạo đức ở các cấp độ lệch chuẩn riêng lẻ như lệch chuẩn hành vi, suy thoái đạo đức, vi phạm đạo đức chứ chưa khái quát được một cách có hệ thống thực trạng lệch chuẩn ĐĐCV. Tuy nhiên, có thể nói rằng đây là những cơng trình nghiên cứu có giá trị cho tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
Thứ ba, một số cơng trình đã đề cập đến các giải pháp dưới góc độ các khoa
học khác nhau như Hành chính học, Xã hội học, Triết học, Hồ Chí Minh học, Giáo dục học…nhằm khắc phục suy thoái ĐĐCV hay nâng cao ĐĐCV dưới tác động của nền KTTT ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu sự lệch chuẩn ĐĐCV của một bộ phận CB, CC trong điều kiện KTTT ở Việt Nam hiện nay.