Công vụ và cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 38 - 42)

Khái niệm công vụ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, chính trị học, hành chính học, xã hội học, quản lý hành chính Nhà nước…Tuy mỗi khoa học nghiên cứu khái niệm cơng vụ dưới những góc độ khác nhau, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất, “công vụ” là “việc công” [125, tr.211]. Công vụ là những công việc do Nhà nước đứng ra tổ chức, tuyển dụng người làm và chi trả lương từ ngân sách để thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước trao quyền. Chủ thể quản lý hoạt động công vụ là Nhà nước, chủ thể thực hiện hoạt động công vụ là CB, CC. Đối tượng phục vụ của hoạt động công vụ là nhân dân. Dưới góc độ hành chính học, cơng vụ được hiểu là hoạt động gắn với bộ máy nhà nước, với quyền lực nhà nước: “Công vụ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước (gắn với nhà nước hoặc nhân danh nhà nước) do các công chức, viên chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước và xã hội” [126, tr.7]. hay: “công vụ là lao động đặc thù của CB, CC trong bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, hiện thực hóa pháp luật nhằm phục vụ nhân dân” [69, tr.3]. Tác giả Thân Minh Quế cho rằng, “công vụ là hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của cơng dân và xã hội” [103, tr.13]. Tác giả Cao Minh Công cho rằng, “cơng vụ là tồn bộ hoạt động của cơng chức trong quản lý xã hội theo chức năng được quy định trong pháp luật nhằm mục đích phục vụ nhân dân, xã hội và nhà nước” [20, tr.42-43]. Hoặc

công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ CB, CC nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong q trình quản lý tồn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước [41, tr.102].

Mục tiêu của nước ta trong giai đoạn mới là “nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân […]. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy” [24, tr.19-21], nên khái niệm công vụ được hiểu rộng hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Công vụ không chỉ là những hoạt động của công chức trong bộ máy Nhà nước mà cịn là hoạt động của Đảng, đồn thể. Ở góc độ tiếp cận rộng này, đã có những khái niệm được niệm được nêu ra như: “công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CB, CC làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập” [69, tr.4]. Điều 2 Luật CB, CC khẳng định, “Hoạt động công vụ của CB, CC là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CB, CC theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan” [105, tr.7]. Chúng tơi cho rằng: cơng vụ là những hoạt động mang tính quyền lực

- pháp lý nhằm hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, đảm bảo thực hiện các quyền lợi hợp pháp của nhân dân, được thi hành bởi đội ngũ CB, CC trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

Với khái niệm công vụ nêu trên trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, có thể hiểu rằng:

Thứ nhất, phạm vi của hoạt động công vụ là “công vụ” nói chung chứ

khơng phải chỉ “cơng vụ nhà nước”;

Thứ hai, chủ thể của hoạt động công vụ là các CB, CC - những người

nhân danh Đảng, nhà nước, nhân danh pháp luật làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội;

Thứ ba, nội dung của hoạt động công vụ là việc thực hiện các chủ trương,

đường lối của Đảng; các chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của pháp luật;

Thứ tư, mục đích của hoạt động cơng vụ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà

nước, lợi ích của nhân dân và xã hội.

Thứ năm, hoạt động công vụ được đảm bảo bởi ngân sách Nhà nước.

Hoạt động công vụ chi phối các lĩnh vực trong quản lý nhà nước, như quản lý hành chính nhà nước, sản xuất hàng hóa, dịch vụ cơng, chính sách kinh tế-xã hội, quản lý các dự án và ngân sách nhà nước, ổn định tài chính và phát triển thể chế.

Cán bộ, công chức là những khái niệm chỉ những người làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị lực lượng vũ trang…Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: CB, CC là

những người được tuyển chọn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh trên cơ sở đạt tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ cơng vụ, ĐĐCV để làm việc trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

“Hiện nay (đến 2021) cả nước có 2.766.209 người hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước, trong đó đơng đảo nhất là lực lượng viên chức với gần 1,79 triệu người” [45].

Ngày 22/9/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách của cơ quan hành chính nhà nước và các hội có tính chất đặc thù, theo đề nghị của Bộ trưởng bộ Nội vụ. Theo đó, tổng số 256.685 khơng bao gồm biên chế thuộc Bộ Cơng an, Quốc phịng và công chức cấp xã. Biên chế cơng các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước chiếm đa số với 247.722 (tăng 378 so với năm 2021) [117].

Về nguyên tắc thi hành công vụ, Điều 3 Luật Cán bộ, công chức quy định 5 nguyên tắc: 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; 2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân; 3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; 4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; 5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và phối hợp chặt chẽ.

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) khẳng định: Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ đơng nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt mục tiêu đề ra. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt cịn hạn chế, yếu kém; nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chun nghiệp, làm việc khơng đúng chun mơn [5, tr.2]. Với đánh giá này, cho thấy, cần đẩy mạnh chất lượng công tác cán bộ, phát triển đội ngũ CB, CC giỏi về chuyên môn, tốt về ĐĐCV.

Hoạt động thực thi quyền lực của CB, CC trong điều kiện KTTT xét ở góc độ đạo đức có các đặc điểm như sau:

Một, trong q trình thực thi cơng vụ, hành vi của CB, CC bị điều chỉnh

bởi nhiều chuẩn mực như chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực văn hóa, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực chính trị, trong đó, các chuẩn mực đạo đức có vai trị quan trọng, có thế mạnh riêng trong điều chỉnh hành vi của CB, CC. Đặc trưng của sự điều chỉnh ĐĐCV là từ cơ chế bên trong, từ lương tâm và trách nhiệm cá nhân người CB, CC. Thế mạnh của sự điều chỉnh ĐĐCV là khơng bỏ sót bất cứ ý thức và hành vi nào của CB, CC trong thực thi công vụ, bởi lương tâm là công cụ điều chỉnh thường xuyên của ĐĐCV. Đạo đức công vụ thể hiện trong các mối quan hệ công vụ: quan hệ giữa CB, CC và tổ chức quản lý; quan hệ giữa CB, CC với nhân dân; quan hệ giữa CB, CC với doanh nghiệp…, nói cách khác thơng qua hoạt động thực thi cơng vụ, các quan hệ công vụ cụ thể mà ĐĐCV bộc lộ ra. Điều này đòi hỏi cá nhân người CB, CC phải rèn luyện phong cách làm việc khoa học, lời nói đi đơi với việc làm, trau dồi văn hóa ứng xử, có đạo đức trong các mối quan hệ, trong thực thi quyền lực.

Hai, hoạt động thực thi quyền lực của CB, CC trong điều kiện KTTT đặt

ra yêu cầu cao hơn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và hưởng thụ. Hoạt động công vụ là hoạt động phục vụ nhân dân, phục Nhà nước, ln ln đặt ra địi hỏi về tính gương mẫu, nghiêm khắc với chính mình,

tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, thực hiện chuẩn mực văn hóa, đạo đức cộng vụ. Tuy nhiên, vì nắm trong tay quyền lực cơng, thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nên dễ có những tư tưởng hưởng lợi từ các trách nhiệm công vụ. Điều này đặt ra vấn đề cần phải có u cầu cao hơn, những cơ chế thắt chặt tính kỷ cương, trách nhiệm trong hoạt động công vụ.

Ba, hoạt động thực thi quyền lực của CB, CC trong điều kiện KTTT đặt ra

yêu cầu giải quyết mối quan hệ giữa việc sử dụng quyền lực và tiết chế quyền lực để không rơi vào chủ nghĩa cá nhân và lạm dụng quyền lực. Do đó, cần có sự quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của CB, CC.

Bốn, hoạt động thực thi quyền lực của CB, CC trong điều kiện KTTT đặt

ra yêu cầu giải quyết mối quan hệ giữa cơ chế và lợi ích, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa cái thiện và cái ác. Dưới tác động của cơ chế thị trường, bất cứ hành vi nào của CB, CC trong thực thi quyền lực cũng có sự nảy sinh sự so sánh, sự giằng co giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa việc áp dụng cơ chế, chính sách với sử dụng cơ chế, chính sách đó để bon chen lợi ích riêng, thậm chí có sự xung đột giữa cái thiện và cái ác. Do đó, địi hỏi phải có những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của CB, CC; trong đó có CMĐĐCV.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 38 - 42)