Tác động từ mặt trái của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 108 - 110)

Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế lớn của thời đại, một hiện tượng mang ý nghĩa “cách mạng” trong tiến trình phát triển kinh tế, đã và đang thu hút nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia, trong đó Việt Nam khơng là ngoại lệ. Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ được ban hành vào tháng 1 năm 2016 khẳng định: “Mục tiêu tổng quát của hội nhập quốc tế đến năm 2030 là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia” [14, tr.8].

Xét về bản chất, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là q trình làm gia tăng mối liên hệ, sự ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, giữa các khu vực trên quy mơ tồn cầu. Sự ảnh hưởng, phụ thuộc này diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và chính trị. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Thay cho tình trạng cơ lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền

văn học dân tộc và địa phương, mn hình mn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới” [72, tr.602].

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của q trình xã hội hóa sản xuất xã hội đã đẩy nhanh q trình tồn cầu hóa và hội nhập thế giới. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, của kinh tế tri thức, q trình tồn cầu hóa và hội nhập thế giới càng diễn ra một cách nhanh chóng hơn cả về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển tồn cầu có những thay đổi; q trình quốc tế hóa sản xuất và phân cơng lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo tồn cầu hóa về văn hóa, tăng thêm sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các khu vực trên phạm vi ngày càng rộng lớn.

Mặt tích cực mà tồn cầu hóa và hội nhập thế giới đưa lại cho các nước là mở rộng thị trường, giảm thuế quan, tăng vốn đầu tư, tạo việc làm từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; kích thích tính tích cực, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý của người công dân; tạo điều kiện, cơ hội để các giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa đạo đức tiến bộ được lan tỏa; thời cơ để hiện đại hóa và tiên tiến hóa các giá trị đạo đức truyền thống của các dân tộc khác nhau, v.v.. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng đang phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức và chịu sự tác động tiêu cực đến từ nhiều mặt khác nhau, về mặt văn hóa - đạo đức, làm biến dạng văn hóa - đạo đức của các quốc gia, thậm chí có nơi có lúc cịn bị đồng dạng về văn hóa - đạo đức. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm mai một các giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam như truyền thống yêu nước, yêu làng; truyền thống nhân ái, độ lượng “thương người như thể thương thân”, “chín bỏ làm mười”; truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; truyền thống cần cù, tiết kiệm; truyền thống hiếu học.

Hiện nay, tồn cầu hóa và hội nhập thế giới đang diễn ra dưới sự bảo trợ, chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản phát triển, bởi các nước này đang nắm lợi

thế về thị trường, về vốn, khoa học, công nghệ, v.v.. Sự chi phối về mặt kinh tế của các nước tư bản phát triển đối với các nước khác ít nhiều kéo theo sự chi phối về các mặt văn hóa, đạo đức, khoa học, cơng nghệ, dẫn đến lối sống thực dụng, tâm lý sùng bái đồng tiền, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá - hay như Ph.Ăngghen nói: “giàu có, giàu có nữa và ln ln giàu có thêm, khơng phải là sự giàu có của xã hội, mà là sự giàu có của cá nhân riêng rẽ nhỏ nhen” [74, tr.262]. Trong đội ngũ CB, CC, bên cạnh phần lớn CB, CC giữ được truyền thống dân tộc, bản lĩnh của người cán bộ cách mạng; một bộ phận CB, CC đã khơng giữ được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, sa vào những cám dỗ vật chất, tha hóa đạo đức, khơng thực hiện đúng nhiệm vụ của mình đối với Đảng, Nhà nước, cũng như trách nhiệm phục vụ nhân dân. Có thể nói, “những nhân tố cơ bản của hiện đại hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa đều tác động có tính hai mặt đối với sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới” [101, tr.7].

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w