Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức lãnh đạo trong việc thực hiện bản lĩnh chính trị, tư tưởng,

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 134 - 136)

cán bộ, công chức lãnh đạo trong việc thực hiện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [90, tr.672]. Trong thực thi công vụ, cần phải nêu gương những cá nhân có nhiều cống hiến, sáng tạo, có năng lực và phẩm chất tốt. Từ đó, tạo sức lan tỏa về sự mẫu mực, mẫn cán, khuôn thước trong đội ngũ. Nêu gương có nhiều cách: nêu gương về lời nói, ứng xử, nêu gương trong việc làm. Đặc biệt, người CB, CC lãnh đạo làm gương trong mọi việc sẽ có sức lan tỏa rất lớn đến hệ thống bộ máy cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, không thể khơng đề cao vai trị của CB, CC lãnh đạo. Cha ơng ta có câu “nhà dột từ nóc” để nói tới việc kỷ cương cần được giữ gìn trong tổ chức, trong công sở. Cán bộ lãnh đạo mà không chuẩn mực thì cũng khó có thể giáo dục nêu gương với cấp dưới, vì “há miệng thì mắc quai”. Có thể nói, trong điều kiện KTTT, cá nhân bình thường xây dựng và giữ gìn hình ảnh cho bản thân mình đã khó; CB, CC xây dựng và giữ gìn hình ảnh cịn khó hơn, bởi hình ảnh của họ là hình ảnh của Đảng, của Nhà nước. Đảng ta nêu rõ: “Tiếp thục hoàn thiện và thực thi quy định về ĐĐCV trong công tác dân vận, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu, CB, CC, viên chức, lực lượng vũ trang” [33, tr.192].

Đảng ta chủ trương chức vụ càng cao thì càng gương mẫu: “Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương” [33, tr.183-184]. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương”, gắn việc thực hiện các quy định

về nêu gương với “kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên và lấy phiếu tín nhiệm theo quy định”. Kịp thời xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm để làm gương cho cấp dưới” [6]. Đặc biệt, việc nêu gương của người đứng đầu rất quan trọng đối với mỗi tổ chức và các cá nhân trong đơn vị. Tính gương mẫu đó chính là chuẩn mực đạo đức cao của người CB, CC quản lý, đòi hỏi sự nỗ lực, nghiêm túc của mỗi CB, CC cũng như sự đoàn kết, sự kỷ cương của mỗi cơ quan, đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [76, tr.284].

Đảng ta khẳng định: “Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công vụ. Đề cao, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức đảng và người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong phịng, chống tham nhũng, lãng phí” [31, tr.307]. Cần đẩy mạnh việc thực hiện các quy định ĐĐCV của người đứng đầu, đặc biệt là Quy định số 08-QĐ/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng” do Hội nghị Trung ương 8, khóa XII ban hành.

Nêu gương là giải pháp không thể thiếu trong việc giáo dục ĐĐCV trong điều kiện KTTT. Bởi lẽ, những mặt trái của nền KTTT là tác động bên ngồi mang tính khách quan để phát triển xã hội, thì tinh thần nêu gương của cán bộ công chức theo các CMĐĐCV trở thành nội lực vững chắc cho việc ngăn ngừa, khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV. Về thực hiện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, yêu cầu nêu gương là việc CB, CC phải kiên định lập trường, tư tưởng của Đảng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng trong suy nghĩ và hành động, không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị kết hợp với việc vận dụng vào thực tiễn hoạt động công vụ. Đồng thời, bản lĩnh chính trị, tư tưởng cịn thể hiện ở thái độ và việc làm kiên quyết thực hiện bằng được các nhiệm được giao, kiên quyết đấu tranh chống lại cái xấu, cái sai trong hoạt động công vụ.

Về đạo đức, yêu cầu nêu gương là việc CB, CC phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đó là yêu cầu đạo đức tối thiểu; đồng thời, chấp hành Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện đạo đức cách

mạng, thực hiện các CMĐĐCV. Về lối sống, CB, CC phải xây dựng được lối sống lành mạnh, có lý tưởng, có kế hoạch, nói đi đơi với làm, thực hiện kỷ cương hành chính, văn hóa cơng vụ.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 134 - 136)