Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 124 - 126)

với đẩy mạnh cải cách hành chính

Đảng ta nêu ra một trong những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đó là: “Đẩy mạnh và hồn thiện cơ

chế phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động;…” [34, tr.147]. Việc phân cấp phân quyền dựa trên Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi, bổ sung) năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, thực hiện hoàn thiện các quy định phân quyền quản lý Nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời, các cơ quan, ban, ngành cần hoàn thiện quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo ngành, lĩnh vực; hoàn thiện quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực, nhất là trong quản lý kinh tế, quản lý công sản.

Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc: Chính phủ thực hiện quản lý vĩ mơ, xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đưa ra các dự báo dựa trên tình hình thực tiễn, đề xuất chính sách; Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cơng tác của Chính phủ, lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước chứ không quyết định các vấn đề cụ thể của các bộ, ngành, chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Đảng ta chủ trương: “tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và của CB, CC, viên chức” [34, tr.148]. Việc cải cách hành chính sẽ góp phần bố trí nguồn nhân lực hợp lý cho hệ thống các tổ chức hành chính nhà nước, sắp xếp lại cơng việc của CB, CC một cách có hệ thống, có hiệu quả gắn với nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Việc phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính phải đảm bảo hồn thành các chỉ tiêu được giao, việc công việc đã được giao quản lý cần thực hiện một cách triệt để, đúng thẩm quyền, tránh việc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên.

Đặc biệt, việc cải cách thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong q trình khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV của CB, CC trong điều KTTT. Trong cải cách thủ tục hành chính cần phải lấy đối tượng phục vụ làm trung tâm, nghiên cứu trình tự giải quyết thủ tục hành chính một cách khoa học, tuân thủ pháp luật nhưng cũng phải giảm bớt cơng sức, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Muốn vậy, cần phải phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 124 - 126)