Một số điều kiện chủ yếu nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 147 - 149)

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

4.4.1. Một số điều kiện chủ yếu nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyệnđạo đức công vụ đạo đức công vụ

Đạo đức cách mạng của con người mới xã hội chủ nghĩa nói chung, ĐĐCV của người CB, CC nói riêng khơng phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Để rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng nói chung, ĐĐCV nói riêng, trước hết, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt” [80, tr.279], có như vậy, Đảng ta mới ngày càng trong sạch; CB, CC của chúng ta mới thực sự là công bộc, là đầy tớ của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.

Trên thực tế, việc rèn luyện đạo đức của CB, CC chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động như bản chất con người của cá nhân cán bộ công chức; môi trường làm việc của CB, CC; sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, sự tác động của nền KTTT đến đạo đức...Đặc biệt, dưới tác động từ mặt trái của nền KTTT, nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống của phương Tây làm cho việc rèn luyện đạo đức của CB, CC càng mn phần khó khăn.

Do đó, việc tự rèn luyện ĐĐCV phải dựa trên các điều kiện sau: Về phía tổ chức:

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước, cơ quan đơn vị phải ln đề cao vị trí, vai trị,

trách nhiệm cơng vụ của CB, CC. Từ chỗ làm cho CB, CC hiểu rõ vai trị, vị trí của mình trong cơng việc, giúp họ có nhận thức được sứ mệnh của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trách nhiệm công vụ của CB, CC là trách nhiệm thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình dưới sự quản lý của Nhà nước; trách nhiệm thực hiện các yêu cầu ĐĐCV; trách nhiệm giúp đỡ nhân dân góp phần làm rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Thứ hai, cần xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức cơ bản của CB, CC

để từ đó có cơ sở để CB, CC rèn luyện ĐĐCV

Hiện nay, các CMĐĐCV nằm rải rác ở các tài liệu khác nhau như Luật cán bộ công chức, các quy định về đạo đức nghề nghiệp công vụ, các quan niệm truyền thống về ĐĐCV. Về đạo đức nghề nghiệp, ví dụ như nói đến đạo đức người chiến sỹ công an nhân dân là nhắc đến chuẩn mực cơ bản như: “vì nước qn thân, vì dân phục vụ”, nói đến đạo đức nghề y là nhắc đến chuẩn mực “thầy thuốc như mẹ hiền”, nói đến đạo đức của cán bộ quân đội thì thường nhắc đến chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng”. Ngoài chuẩn mực đạo đức cơ bản trên, trong Luật CB, CC cũng nêu ra các chuẩn mực chung của tất cả các cán bộ cơng chức, tuy nhiên cần có một hệ CMĐĐCV mang tính chặt ché, cụ thể hơn.

Hiện nay, chưa có hệ chuẩn mực đạo đức CB, CC thật sự cụ thể cho CB, CC. Hệ chuẩn mực này có thể được ban hành trong các văn bản của Nhà nước, cũng có thể được biên soạn thành Luật ĐĐCV để cụ thể hóa hệ thống CMĐĐCV.

Thứ ba, xây dựng tập thể vững mạnh, cá nhân ưu tú trong môi trường

công sở, trong hoạt động công vụ

Thứ tư, cơ quan đơn vị cần đề ra những quy định về chế độ khen thưởng

đối với các CB, CC không vi phạm và kỷ luật đối với các mức độ vi phạm ĐĐCV, để cán bộ công chức tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. Điều này vừa tạo động lực cho CB, CC thực hiện tốt các CMĐĐCV, tránh vi phạm.

Thứ nhất, nhận thức được trách nhiệm cơng vụ, CB, CC mới tự mình rèn

luyện ĐĐCV để đáp ứng những chuẩn mực đạo đức, đem lại uy tín cho bản thân và cho Đảng, Nhà nước. Nếu không tu chỉnh bản thân, họ sẽ khơng đóng góp được gì cho xã hội, thậm chí phá hoại cơng cuộc đổi mới đất nước.

Thứ hai, bản thân người CB, CC phải nhận thức được vị trí, vài trị, trách

nhiệm cơng vụ. Mỗi CB, CC là một công dân của xã hội, là một phần của nhân dân. Do đó, họ vừa phục vụ nhân dân vừa phục vụ chính bản thân mình. Họ là người phục vụ nhân dân trong lĩnh vực này, nhưng là đối tượng được phục vụ trong các lĩnh vực khác. Quyền lực không nằm trong tay một cá nhân nào cả, mà cá nhân chỉ đại diện cho nhà nước trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành xã hội, phục vụ nhân dân. Ngân sách của nhà nước cũng là từ sự đóng thuế của nhân dân. Và hơn hết, tất cả cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu nhận thức được điều đó, CB, CC sẽ tự điều chỉnh bản thân mình để thực hiện tốt ĐĐCV.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 147 - 149)