Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 106 - 108)

hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam đã tác động đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức. Sự tác động đó thường khơng trực tiếp mà thơng qua quy luật hình thành và phát triển của đạo đức; thơng qua cơ chế chính sách; hệ thống luật pháp; mơi trường kinh doanh; lợi ích, v.v..Ph.Ăngghen từng viết rằng: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [73, tr.137].

Nền KTTT không phải là liều thuốc vạn năng. Cùng với việc kích thích sản xuất phát triển, KTTT cũng là mơi trường thuận lợi để làm nẩy sinh và phát triển nhiều loại tệ nạn xã hội. Thậm chí “Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm…” [25, tr.72]. Hiện nay, một bộ phận CB, CC chạy theo lợi ích vật chất đơn thuần, khơng gắn cơng việc với lợi ích của xã hội, của nhân dân, với công cuộc đổi mới đất nước.

Chúng ta khơng hồn tồn đổ lỗi cho KTTT, nhưng cũng khơng thể xem thường tác động tiêu cực từ nền kinh tế đó. Bởi, nơi sinh ra và tồn tại nền KTTT hàng trăm năm qua cho thấy vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa mà nhà tư bản sẵn sàng chà đạp lên mọi luật lệ của loài người. Trong bộ Tư bản, C.Mác đã dẫn lại lời của nhà kinh tế học T.J.Dunning rằng, “tư bản sợ tình trạng khơng có lợi nhận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân khơng. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100% thì nó chà đạp lên mọi

luật lệ của lồi người; được 300 phần trăm thì khơng cịn tội ác nào là nó khơng dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ” [75, tr.1056].

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách. Vai trị của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội được đề cao. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước được xác định rõ, trong tổ chức thực hiện đã có những bước tiến nhất định.

Thứ nhất, trong điều kiện KTTT, tiềm ẩn những nguy cơ về sai lệch CMĐĐCV. Kinh tế thị trường vốn là môi trường thuận lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, lối sống hưởng thụ. Điều này có nghĩa là nền KTTT làm cho một bộ phận CB, CC sa vào chủ nghĩa cá nhân, chạy theo lợi ích vật chất đơn thuần. Trong điều kiện KTTT, vấn đề hưởng thụ trở thành một yêu cầu trong các công việc nói chung, trong đó có hoạt động cơng vụ. Đối với hoạt động công vụ, CB, CC được phép sử dụng quyền lực cơng để giải quyết cơng việc. Từ đó, đặt ra yêu cầu giải quyết mối quan hệ giữa việc sử dụng quyền lực và tiết chế quyền lực để không rơi vào chủ nghĩa cá nhân và lạm dụng quyền lực. Hoạt động công vụ là hoạt động phục vụ nhân dân, phục Nhà nước, khối lượng công việc rất nhiều nhưng mức lương mà CB, CC được hưởng không cao. Công việc của CB, CC ln đặt ra địi hỏi về tính gương mẫu, chuẩn mực, tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, do nắm trong tay quyền lực cơng, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nên dễ có những tư tưởng lạm dụng quyền lực, hưởng lợi cá nhân từ trách nhiệm công vụ. Điều này đặt ra vấn đề cần phải có những cơ chế thắt chặt tính kỷ cương, trách nhiệm trong hoạt động cơng vụ; cần có sự quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của CB, CC. Nếu khơng có cơ chế kiểm sốt quyền lực nghiêm minh, CB, CC dễ xa rời ý thức tổ chức, kỷ luật, vi phạm trách nhiệm, quyền hạn công vụ được giao.

Thứ hai, KTTT có tính cạnh tranh rất cao. Sự cạnh tranh không chỉ thể

hiện trong thị trường hàng hóa, mà cịn ở thị trường lao động. Cơng việc tuyển dụng CB, CC địi hỏi tính cơng khai, minh bạch nhưng cũng địi hỏi tính cạnh tranh trong việc tuyển chọn người tài. Nếu như trong cơ chế bao cấp tính bình

qn của sự phân phối làm cho người ta khơng quan tâm đến địa vị xã hội, thì trong cơ chế thị trường nảy sinh sự cạnh tranh về chức vụ, quyền lực, khiến cho khơng ít người coi trọng việc chạy quyền, chạy chức. Chính vì thế nó tạo ra rất nhiều căn bệnh như: bệnh thành tích, bệnh chạy chức chạy quyền, bệnh bè phái…

Thứ ba, trong nền KTTT đề cao tính năng động, sáng tạo, tính tự do của

mỗi con người. Chính vì vậy, bên cạnh các phẩm chất và năng lực cần có của CB, CC, Đảng ta cịn khuyến khích cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, chính vì được giao phó cơng việc nên dễ nảy sinh thói độc đốn, chun quyền

Thứ tư, nếu như thời bao cấp, việc đảng viên cán bộ làm kinh tế tư nhân là

suy đồi đạo đức, thì trong cơ chế thị trường Đảng, Nhà nước ta cho phép, khuyến khích đảng viên làm kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, do làm kinh tế tư nhân nên một bộ phận CB, CC có đời sống cao, dễ xa dân, dễ nảy sinh bệnh quan liêu, quan cách

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 106 - 108)