Một trong những chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội là giám sát và phản biện xã hội, nhằm xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trên cơ sở Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị, cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đồn thể chính trị - xã hội. Thứ nhất, đối với hoạt động giám sát, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đồn thể chính
trị - xã hội phải định kỳ tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong cải cách hành chính, hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực cơng. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội còn phải giám sát việc giải quyết tố cáo, khiếu nại của người dân trong các lĩnh vực khác nhau; giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Thứ hai, đối với công tác phản biện xã hội, cần tổ chức các cuộc tham gia góp ý
và phản biện các dự thảo về các văn bản xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án mà Đảng và Nhà nước đề ra v.v.. Các cấp ủy, chính quyền phải nghiêm túc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW về Quy
chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Cần phải phát huy hình
thức Ban Cơng tác Mặt trận ở khu dân cư bởi tính thiết thực, hiệu quả của nó. Nhiệm vụ của Ban Công tác mặt trận là thu thập, phản ánh ý kiến, kiến người của cử tri và nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Đồng thời, Ban cơng tác mặt trận cịn là tổ chức động viên nhân dân tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, CB, CC Nhà nước.