Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm các chuẩn mực đạo đức công vụ để làm gương, kể cả cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 146 - 147)

đạo đức công vụ để làm gương, kể cả cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Để ngăn chặn sự lệch chuẩn ĐĐCV trong điều kiện KTTT cần phải kiên quyết xử lý các vi phạm CMĐĐCV, đặc biệt là vi phạm của người cán bộ, lãnh đạo quản lý để làm gương. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của CB, CC bằng phương pháp nêu gương rất quan trọng, nhưng cần phải kết hợp với giáo dục bằng phương pháp xử lý kỷ luật nghiêm minh (mà trước hết là đối với chủ thể giáo dục). Đảng ta khẳng định: “Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; thực hiện tốt quy định về kiểm sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu” [33, tr.187-188]. Đảng ta cũng nhấn mạnh: “tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và của CB, CC, viên chức” [34, tr.148], và đánh giá: “Việc xử lý kỷ luật nghiêm những đảng viên vi phạm, suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa”, cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu đã giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh hành vi, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong công tác” [34, tr.175].

Đây là nội dung cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, khi pháp luật nghiêm minh, kỷ luật công vụ chặt chẽ sẽ khép cá nhân vào khuôn khổ. Cán bộ, công chức sẽ phải tự uốn nắn hành vi của mình, có ý thức trong rèn luyện CMĐĐCV. Đặc biệt, mặt trái của nền kinh tế thị trường sẽ làm cho CB, CC dễ rơi vào sự lệch chuẩn ĐĐCV nếu khơng có sự kiểm tra, giám sát và kỷ luật nghiêm minh. Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta làm rất tốt công tác thi hành xử lý kỷ luật CB, CC có ý thức, hành vi lệch chuẩn ĐĐCV; kể cả CB, CC nghỉ hưu có sai phạm trong thời gian cơng tác. Quốc hội đã chính thức thơng qua Luật số 52/2019/QH14 ngày 25 tháng 12 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CB, CC và Luật viên chức, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020. Khoản 5 Điều 84 Luật sửa đổi, bổ sung quy định việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của

gian công tác của CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Nghị định số 112/2020/NĐ - CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật CB, CC, viên chức. Dựa trên các văn bản của Đảng và Nhà nước đã ban hành, tạo cơ sở cho các ban, ngành, cơ quan, đơn vị khi kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ mà phát hiện ra các dấu hiệu, biểu hiện vi phạm ĐĐCV thì thực hiện xử lý một cách nghiêm minh. Có như vậy mới có sức mạnh răn đe để chỉnh đốn đội ngũ, nâng cao lòng tin trong nhân dân về tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 146 - 147)