chế độ, chính sách đãi ngộ
Sự hình thành nhân cách, đạo đức là sự thống nhất giữa các yếu tố bên ngoài và sự vận động bên trong của chủ thể đạo đức, giữa yếu tố khách quan và chủ quan, giữa cá nhân và xã hội. Trong điều kiện hiện nay, địi hỏi mỗi CB, CC phải khơng ngừng học tập; tự tu dưỡng, tự rèn luyện bản thân; gắn lý luận với thực tiễn, học đi đơi với hành, nói đi đơi với làm để đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ đổi mới. Những phẩm chất đạo đức không phải tự nhiên mà có, nhưng cũng khơng phải khơng vươn tới được. Nó là kết quả của q trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện bền bỉ, lâu dài của mỗi người trong cuộc sống. Do đó, cần phải biến q trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và học tập suốt đời.
Thông thường, đạo đức được nhận thức và được thực hiện bởi lương tâm con người. Theo nghĩa đó, tự ý thức chính là việc con người tự hướng vào bản thân để xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi. Nguyên tắc tối thiểu của đạo đức là đừng làm hại ai và hết sức giúp đỡ người khác bằng khả năng của mình. Tuy nhiên, cơng vụ là hoạt động mang tính quyền lực, thực thi quyền lực Nhà nước, địi hỏi phải tăng cường kỷ luật để nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức của CB, CC.
Trong việc đổi mới công tác cán bộ, Đảng ta cho rằng: “Việc xử lý kỷ luật nghiêm những đảng viên vi phạm, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa”, cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu đã giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh hành vi, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong công tác” [34, tr.175]. Hơn nữa, nếu kỷ luật không nghiêm, không xử lý đúng người đúng việc đối với những hành vi sai trái của CB, CC, sẽ dẫn đến việc một bộ phận CB, CC coi thường pháp luật hoặc bao che, dung túng cho hành động sai trái. Do đó, cần phải “có cơ chế sàng lọc, thay
thế kịp thời những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, ĐĐCV, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, khơng cịn uy tín đối với nhân dân” [33, tr.179].
Bên cạnh đó, việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương cần phải đi đôi với chế độ đãi ngộ hợp lý, nhằm khích lệ sự nỗ lực trong công tác của CB, CC. Đảng ta cho rằng: “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách tiền lương, chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo mơi trường, điều kiện làm việc và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển;…” [33, tr.178-179]. Nếu chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với CB, CC hợp lý, đảm bảo nhu cầu của cuộc sống thì họ sẽ yên tâm làm việc, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Hiện tượng CB, CC làm thêm nhiều nghề phụ khơng phải là ít trong xã hội hiện nay. Do đó, cần phải hồn thiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với CB, CC. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh khả năng tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.