Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức lãnh đạo trong việc chịu trách nhiệm về công việc được giao

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 136 - 137)

bộ, công chức lãnh đạo trong việc chịu trách nhiệm về công việc được giao

Trong phương hướng về công tác cán bộ những năm tới, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, năng lực nổi bật dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung” [33, tr.187]. Có thể nói, muốn khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV trong điều kiện KTTT, cần phải phát huy vai trò nêu gương trong việc chịu trách nhiệm về công việc được giao. Bởi vì, mặt trái của nền KTTT là dễ đẩy con người đến sự dối trá, đùn đẩy trách nhiệm, sống thực dụng vì lợi ích cá nhân. Vì vậy, CB, CC cần phải đấu tranh chống lại sự sai lệch CMĐĐCV, không bị cám dỗ vật chất của nền kinh tế trong việc sử dụng quyền lực công, tài sản công, chịu trách nhiệm về cơng việc phụ trách.

Về khía cạnh này, những nền nếp cơng sở nhỏ nhất như thói quen về giờ giấc công sở, thực hiện trang phục, cho đến tác phong, việc ứng xử công vụ của cán bộ công chức chưa phải là hiệu quả công việc, mà mới chỉ là những yếu tố cộng hưởng đến hiệu quả công việc. Muốn ngăn ngừa, khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV, CB, CC cần phải đề cao tinh thần chịu trách nhiệm về công việc được giao. Những sai lầm trong quản lý kinh tế gây thất thốt ngân sách, gây ơ nhiễm môi trường, gây nợ xấu v.v.. khơng thể giải trình bằng hạn chế năng lực được nữa. Với sự có mặt của “Bàn tay hữu hình” trong nền KTTT - Nhà nước, hoạt động công vụ đạt ra yêu cầu không chỉ tài năng của người CB, CC; mà còn đặt ra yêu cầu cao về chuẩn mực của người CB, CC. Một trong những chuẩn mực đó là tinh thần chịu trách nhiệm về cơng việc được giao. Do đó, bất cứ CB, CC nào, đặc biệt là CB, CC lãnh đạo, quản lý, khi nhận nhiệm vụ được giao, đều phải gắn với việc chịu trách nhiệm về hiệu quả cơng việc của mình.

Việc phát huy vai trò nêu gương của CB, CC, đặc biệt là CB, CC lãnh đạo trong việc chịu trách nhiệm về công việc được giao bao gồm:

Thứ nhất, nêu cao trách nhiệm giải trình. Cán bộ, cơng chức chịu trách

nhiệm giải thích về q trình triển khai cơng việc của mình. Việc này có thể diễn ra trong q trình CB, CC thực thi cơng vụ, Do u cầu từ phía cấp trên hoặc khi có những bất thường trong cơng việc. Trách nhiệm giải trình địi hỏi CB, CC phải nắm vững cơng việc của mình đang làm, những thuận lợi cũng như những khó khăn, vướng mắc, những kinh nghiệm cũng như những vấn đề phát sinh cần giải quyết.

Thứ hai, nêu cao tinh thần đề xuất các ý kiến trong quá trình thực thi cơng

vụ. Ngồi việc tuân thủ kế hoạch của cơ quan, đơn vị, CB, CC có thể đề xuất các ý kiến, kế hoạch của bản thân để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất, đồng thời chịu trách nhiệm về đề xuất đó.

Thứ ba, nêu cao trách nhiệm về hiệu quả công việc được giao. Cán bộ,

cơng chức phải tự kiểm điểm mức độ hồn thành công việc được giao mà cơ quan, đơn vị đề ra theo kế hoạch của quý, của năm và chịu trách nhiệm về kết quả công việc. Hiệu quả công việc được giao của CB, CC tùy thuộc vào kết quả đạt đcợ của cơng việc, với nhiều mức độ: đã hồn thành nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch với kết quả cao; đã hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch với kết quả thấp; chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa hoàn thành kế hoạch; thực hiện sai nhiệm vụ, sai kế hoạch đề ra.

Có hai trường hợp CB, CC chịu trách nhiệm về công việc được giao: trường hợp khi đang đương nhiệm và trường hợp khi đã thuyên chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu. Khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của CB, CC đã nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 136 - 137)