Thường xuyên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao tinh thần đấu tranh, phòng chống sự lệch chuẩn đạo đức công vụ cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 143 - 145)

thần đấu tranh, phòng chống sự lệch chuẩn đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trẻ

Cán bộ, công chức là những người làm nghề, việc trau dồi nghề nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên. Tuy nhiên, ngoài việc tự ý thức, tự trau dồi và rèn luyện

đạo đức nghề nghiệp cịn cần phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức, chuyên gia. Có như vậy, mới trang bị được các kiến thức mới về nghề nghiệp, cập nhật được tình hình xã hội, xu hướng biến đổi của ĐĐCV và CMĐĐCV của CB, CC.

Cán bộ, cơng chức cũng có đội ngũ giàu kinh nghiệm cơng tác, cũng có đội ngũ CB, CC trẻ, chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong cơng việc. Đối với CB, CC trẻ, cần thường xuyên tham gia các lớp học nâng cao trình độ chun mơn, ĐĐCV. Vì vậy, các tổ chức, cơ quan, đơn vị cần mở các lớp bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ, kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh, củng cố ĐĐCV cho CB, CC trẻ. Trên cơ sở đó, tăng cường cơng tác cập nhật, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động cơng vụ và ĐĐCV cho CB, CC nói chung, CB, CC trẻ nói riêng.

Có thể nói, cái tốt và cái xấu; cái thiện và cái ác luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người một cách khách quan. Các mặt đối lập đó ln thống nhất trong tính ổn định của phẩm chất của con người; và đến một lúc nào đó lại phá vỡ tính ổn định đó. Chính vì vậy, con người ngày càng hồn thiện mình trong các hoạt động theo thời gian. Trong hoạt động công vụ, CB, CC trẻ cũng cần có thời gian để tích lũy kinh nghiệm, vượt qua nhiều thử thách trong nghề nghiệp. Đồng thời, họ cũng cần sự động viên, khích lệ, truyền đạt kinh nghiệm từ các thế hệ trước. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho CB, CC là mơi trường cho CB, CC trẻ nhận định và đấu tranh chống lại các biểu hiện vi phạm ĐĐCV. Tại Đại hội XIII, Đảng ta chủ trương: “Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống; đấu tranh mạnh mẽ với các biểu hiện lệch lạc và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống” [34, tr.237]. Phương pháp đấu tranh giúp cho con người xem lại bản thân, sửa đổi bản thân và hoàn thiện bản thân. Đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, sai lệch trong thực thi công vụ cũng là một phương pháp để giáo dục ĐĐCV hiệu quả hơn. Đấu tranh thơng qua dư luận (nhắc nhở, phê bình) để điều chỉnh ý thức và hoạt động của CB, CC; đấu tranh thông qua kỷ luật là biện pháp mạnh để chấn chỉnh và đưa các CMĐĐCV về giới hạn ở những ranh giới.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 143 - 145)