Một số giải pháp tự rèn luyện đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 149 - 151)

Trên cơ sở các điều kiện trên đây, để nâng cao ý thức rèn luyện ĐĐCV của CB, CC trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay cần tập trung một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, thường xuyên tự ý thức, tự đánh giá về tinh thần trách nhiệm

trong cơng việc được giao, nỗ lực hồn thành tốt nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân đối với tập thể, tổ chức chính là sự đánh giá năng lực của CB, CC. Nhưng đó cũng là tiêu chí thể hiện CMĐĐCV. Vì vậy, nâng cao ý thức rèn luyện ĐĐCV là rèn luyện ý chí nỗ lực hồn thành nhiệm vụ được giao. Trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, có nhiều yếu tố, nhiều tình huống, nhiều tác nhân ảnh hưởng đến cơng vụ. Trong đó, có rất nhiều khó khăn, địi hỏi mà cá nhân CB, CC phải vượt qua, chẳng hạn như quy định giải quyết công việc trong phạm vi thời gian, trong sự liên kết giữa các bộ phận khác nhau trong các cơ quan hành pháp, tư pháp; sự vượt qua những cám dỗ về vật chất để phục vụ lợi ích chung.

Thứ hai, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp

Là một thành phần cơ bản của ĐĐCV, đạo đức nghề nghiệp ở những lĩnh vực chuyên biệt cũng cần được củng cố, rèn luyện. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề

nghiệp ở mỗi ngành, nghề có những đặc thù riêng. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu của nghề nghiệp, là một giải pháp để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục lệch chuẩn ĐĐCV trong điều kiện KTTT. Bởi vì, dù là ngành, nghề nào đều có va chạm giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện KTTT, việc gì cũng muốn giải quyết nhanh chóng, gọn nhẹ, cho nên cần thực hiện các nguyên tắc nghề nghiệp, không sa vào làm nhanh, làm tắt, làm ẩu dẫn đến những sai sót, vi phạm trong q trình thực thi cơng vụ.

Thứ ba, trau dồi, hồn thiện đạo đức cá nhân

Cũng như đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân là một trong những yếu tố cấu thành và yếu tố tác động đến ĐĐCV. Phát huy những phẩm chất đạo đức cá nhân tốt của bản thân và tiết chế những phẩm chất chưa tốt là cả một q trình rèn luyện lâu dài. Cán bộ, cơng chức cần phải rèn luyện các phẩm chất đạo đức cá nhân như trung thực, khiêm tốn, ham học hỏi…bởi những phẩm chất đạo đức cá nhân này hỗ trợ rất lớn đến ĐĐCV. Đồng thời, phải rèn luyện khả năng ứng xử, khả năng hợp tác với những người có liên quan trong hoạt động công vụ. Bởi mỗi người là một cá nhân trong xã hội, thể hiện bản sắc độc đáo, riêng biệt. Vì vậy, khơng ai có thể hồn thiện được hết thảy các phẩm chất, tính cách, tâm lý, lối sống của mình trong quan hệ cộng đồng. Nhưng việc hồn thiện dần, việc rèn luyện để ứng xử hài hịa hơn, để tiết chế những nét tính cách chưa phù hợp trong ứng xử thực thi công vụ là điều các nhân CB, CC phải làm trong môi trường công vụ.

Thứ tư, nâng cao ý thức tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa

Cán bộ, cơng chức phải phát huy tính tích cực, chủ động của trong việc nâng cao ý thức tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa. Để rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng nói chung, ĐĐCV nói riêng, trước hết, “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt” [80, tr.279], có như vậy, Đảng ta mới ngày càng trong sạch; CB, CC của chúng ta mới thực sự là công bộc, là đầy tớ của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.

Đạo đức cách mạng nói chung, ĐĐCV của người CB, CC nói riêng khơng phải tự nhiên mà có hay “trên trời rơi xuống”. Mà đó là kết quả của q trình tu dưỡng, “rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [86, tr.612].

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 149 - 151)