cơng vụ
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm
Là khi Đảng, Chính phủ, cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành cơng. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy...là khơng có tinh thần trách nhiệm [82, tr.248].
Giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, sáng tạo trong công việc là giáo dục ý thức cầu tiến, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và cố gắng hoàn thành tốt các cơng việc được giao, vì lợi ích chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, khơng sợ khó nhọc, khơng sợ nguy hiểm” [81, tr.131].
Trong điều kiện KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc hồn thành cơng việc, CB, CC cịn phải có ý thức tự giác, sáng tạo trong cơng việc
mới có thể hồn thành tốt cơng việc phụ trách. Tính tự giác, sáng tạo trong hoạt động công vụ là một chuẩn mực đạo đức trong hoạt động công vụ. Giáo dục chuẩn mực này cho CB, CC chuẩn mực này đòi hỏi tinh thần nêu gương của người đứng đầu, tinh thần đồn kết trong tập thể, địi hỏi tinh thần đổi mới trong công việc, kết hợp với kinh nghiệm công tác và niềm say mê trong công việc. Hơn nữa, nếu CB, CC khơng có có tinh thần trách nhiệm thì khó có thể có thể tinh thần tự giác, sáng tạo. Giáo dục chuẩn mực này là việc tổ chức, cơ quan khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để CB, CC có thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám đề xuất những ý tưởng đổi mới sáng tạo trong cơng việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của người cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, Người ln khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ, đảng viên thể hiện tinh thần trách nhiệm, tự giác, sáng tạo đối với các nhiệm vụ được giao.