Sự xuống cấp của đạo đức cá nhân cán bộ, cơng chức

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 112 - 113)

Có thể nói, “Đạo đức cá nhân là biểu hiện độc đáo của đạo đức xã hội, nhưng không bao hàm hết thảy mọi nội dung, đặc điểm của đạo đức xã hội. Mỗi cá nhân lĩnh hội, tiếp thu đạo đức xã hội khác nhau và ảnh hưởng đến xã hội cũng khác nhau” [70, tr.17]. Đạo đức cá nhân hình thành do các yếu tố giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội; ln luôn bị bị ảnh hưởng, bị tác động bởi lý tưởng cá nhân, bối cảnh xã hội, trào lưu tâm lý, lối sống phổ biến trong xã hội, dư luận xã hội v.v.. Yêu cầu đạo đức cá nhân của con người Việt Nam hiện nay bao gồm các phẩm chất cơ bản là: yêu nước; có ý thức tập thể; có lối sống lành mạnh; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết và thể lực [26, tr.58-59]. Yếu tố đạo đức cá nhân trong kết cấu của ĐĐCV giải thích vì sao trong cùng một mơi trường nghề nghiệp, trình độ nhưng có những người vi phạm ĐĐCV, có người khơng vi phạm. Đạo đức cá nhân chính là yếu tố cộng hưởng tham gia vào quá trình thực hiện ĐĐCV, tham gia vào kết cấu của ĐĐCV. Do đó, nó cũng là một tiêu chí để đánh giá lệch chuẩn ĐĐCV. Đạo đức cá nhân là sản phẩm của quá trình giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) và quá trình tự giáo dục, rèn luyện của mỗi người. Đạo đức cá nhân của người CB, CC bộc lộ thơng qua các quan hệ phát sinh trong q trình thi hành cơng vụ. Ví dụ, trong quan hệ giữa CB, CC với nhân dân, những phẩm chất đạo đức cá nhân tốt đẹp sẽ gây dựng tình cảm và sự tin cậy của nhân dân đối với CB, CC. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ

người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không” [80, tr.314]. Đạo đức cá nhân của mỗi người CB, CC bộc lộ khác nhau, chịu tác động của ĐĐCV và tác động trở lại ĐĐCV.

Những biểu hiện về lối sống, tác phong, lời nói, việc làm của cá nhân CB, CC, tác động để củng cố ĐĐCV hoặc làm biến đổi ĐĐCV theo hướng xấu đi, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ. Trong giai đoạn hiện nay, đạo đức mỗi cá nhân trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi q trình q trình tồn cầu hóa, của nền KTTT. Ngoài việc tiếp nhận, hưởng thụ các giá trị đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ của các nước trên thế giới, trong đội ngũ CB, CC, cũng có những người khơng rèn luyện, giữa gìn các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt đẹp cần có của con người Việt Nam, làm cho đạo đức cá nhân bị xuống cấp, hình thành lối sống khơng lành mạnh và những biểu hiện không tốt trong mơi trường cơng sở như: khơng trung thực, ngại khó khăn, ghen ghét, đố kỵ v.v..làm ảnh hưởng đến uy tín đội ngũ và hiệu quả, chất lượng của hoạt động công vụ.

Đánh giá về vấn đề này, Đại hội XIII của Đảng cho rằng: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức suy thối đạo đức, lối sống và vi phạm ĐĐCV” [34, tr.78]. Những biểu hiện đó làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ CB, CC và chất lượng, hiệu quả của hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w