tư tưởng, đạo đức, lối sống trong q trình thực thi cơng vụ của cán bộ, cơng chức có thâm niên nghề nghiệp
Một trong những việc cần làm để cải tiến phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với từng đối tượng CB, CC là việc để cao tính mẫu mực, vai trị nêu gương từ CB, CC có thâm niên nghề nghiệp. Theo chúng tơi, trong bất cứ tổ chức, cơ quan nào, những người có thâm niên cơng tác thường có nhiều kinh nghiệm trong cơng việc, có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của tập thể. Chính vì vậy, tơn trọng và đề cao tính chuyên nghiệp, sự mẫu mực của họ là điều hết sức cần thiết để thiết lập uy tín trong tổ chức, ngăn ngừa sự lệch chuẩn ĐĐCV. Muốn vậy, tổ chức, cơ quan cần phải có kế hoạch trong việc sử dụng cán bộ, đảm bảo tính kế thừa, chuyển giao giữa các thế hệ CB, CC. Trong đó, cán bộ trẻ, cán bộ mới cần phải khiêm tốn, học hỏi từ cán bộ lâu năm trong cơ quan, đơn vị; cán bộ lâu năm cần phải được tôn trọng, tránh việc sử dụng cán bộ như “vắt chanh bỏ vỏ”. Phương pháp giáo dục này càng phát huy tác dụng trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị đã có truyền thống, kỷ cương, nền nếp.
Trong điều kiện KTTT, không phải ngành nghề nào cũng ưu tiên phương pháp giáo dục này. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế tư nhân, có những ngành nghề chỉ cần những người lao động trẻ, có chun mơn cao, coi trọng sự chịu khó, kiên trì, năng động là những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Kể cả trong công tác luân chuyển cán bộ, Quy định số 98-QĐ/TW ngày 7 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị về luận chuyển cán bộ, khoản 4 điều 2 quy định về quan điểm, nguyên tắc là chỉ luân chuyển cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển. Trái lại, trong cơng sở, nhất thiết phải có kỷ cương, kỷ luật, tài năng, chun mơn nghiệp vụ của CB, CC phải đi liền với ĐĐCV. Do đó, cần phải đề cao tính chun nghiệp, sự mẫu mực về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong quá trình thực thi cơng vụ của CB, CC có thâm niên nghề nghiệp để làm gương cho CB, CC trẻ, để tạo ra môi trường kỷ luật chặt chẽ trong hoạt động công vụ.