Một bộ phận cán bộ, cơng chức khơng thực hiện Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư trong thực thi công vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 96 - 100)

Chí cơng vơ tư trong thực thi cơng vụ

Cán bộ, cơng chức khơng thực hiện Liêm, Chính tức là khơng trong sạch, khơng trung thực. Trong đó, chữ Liêm được coi là phẩm chất hàng đầu của những người trong công sở. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, trong điều kiện KTTT, có những yếu tố tự thân của nó đang phá vỡ những nguyên tắc Liêm Chính trong cơng vụ, cản trở CB, CC thực hiện Liêm, Chính. Biểu hiện tập trung của việc không thực hiện Liêm là tệ nạn tham nhũng; khơng thực hiện Chính là tự cao, tự đại, nịnh trên, khinh dưới, dối trá, lừa lọc.

Trong hoạt động công vụ, việc sử dụng quyền lực công thường đi liền với lạm dụng quyền lực, thậm chí là tha hóa quyền lực, để bịn rút tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “tham nhũng, lãng phí ở một số nơi cịn nghiêm trọng” [34, tr.76]. Hằng năm, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đều giám sát chặt chẽ và đưa ra danh sách những nước tham nhũng ít nhất, tham nhũng khơng đáng kể, gọi là những “chính quyền sạch”, “quốc gia sạch” của thế giới như New Zealand, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Hồng Kông (Trung Quốc). Từ năm 2017 trở về trước, Việt Nam đứng trong top 30 nước có tham nhũng nhiều nhất thế giới. Ở Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 4 các nước có tham nhũng nhiều nhất trên thế giới [109].

Điều này thật sự đáng lên án, đáng lo ngại. Bởi vì, thực trạng này làm cho sự nghiệp cách mạng vốn đã khó khăn lại càng khó khăn bội phần. Chỉ tính riêng năm 2020, Tịa án Nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã mở các phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phịng chống tham nhũng. Điển hình nhất là vụ Ơng Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền thơng) bị Tịa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên y án chung thân về tội “Vi phạm quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Nhận hối lộ” vào ngày 23/4/2020 vì có sai phạm nghiêm trọng trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG. Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, trong đó ơng Nguyễn Bắc Son và đồng phạm nhận số tiền hối lộ đặc biệt lớn.

Vụ Ông Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương- OceanBank) bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt thêm 10 năm tù vào ngày 27/4/2020 trong vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Đây cũng là vụ án thứ 3 mà ơng Hà Văn Thắm phải hầu tịa, v.v. Tất cả những người này đã vi phạm Điều 15 Luật Cán bộ, Công chức quy định về “Đạo đức của CB, CC”. Điều 15 nêu rõ: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động cơng vụ” [105, tr.16]. Thậm chí, “một số cơng chức lợi dụng các hoạt động từ thiện, cứu trợ nhân đạo để mưu lợi” [57, tr.27].

Như vậy, thực trạng tham nhũng hiện nay ở nước ta rất nhức nhối. Nó gây ra những hậu quả về kinh tế - xã hội hết sức to lớn, thậm chí gây ra nguy cơ đe dọa tồn vong của dân tộc. Chính vì vậy, cơng tác phịng, chống tham nhũng cũng được triển khai rất quyết liệt, thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước ta trong việc làm trong sạch Bộ máy Nhà nước, tổ chức Đảng, đẩy lùi tham nhũng. Cơng tác phịng chống tham nhũng được triển khai bằng nhiều hình thức như kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ cơng chức; kiểm sốt việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn; đề cao và thực hiện trách nhiệm giải trình; cơng khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách, tài sản công v.v..

Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Riêng Ban Chỉ đạo, từ khi thành lập đến nay đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ (Cấp độ Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; cấp độ Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đơn đốc; cấp độ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý); trong đó, Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc, đã xét xử sơ thẩm 86 vụ án/814 bị cáo [112].

Đánh giá công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, Đảng ta cho rằng:

Cơng tác phịng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực

hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng giảm [33, tr.76].

Tuy nhiên, theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong cơng tác phịng, chống tham nhũng. Năm 2019, chỉ số CPI của Việt Nam

đạt 37/100 điểm, tăng 04 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018 [58]. Xếp hạng CPI của Việt Nam năm 2020 đứng thứ 104/180 nước [102]. Kết quả này thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Nhưng nó vẫn cịn là khoảng cách rất xa để hướng đến một “chính quyền sạch”, “quốc gia sạch”.

Trong đội ngũ CB, CC vẫn cịn một bộ phận có những biểu hiện tự cao, tự đại, háo danh, dối trá, lừa lọc để lấy thành tích cho bản thân, cho cơ quan, đơn vị. Trong khi yêu cầu của ĐĐCV là phải thẳng thắn, chính trực đối với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức. Cán bộ, công chức cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về công việc phụ trách, dám nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. Người cho rằng: “Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm” [80, tr.323]. Nếu vì thiếu sót, mắc sai lầm mà khơng dám chịu trách nhiệm, nói dối, chạy tội, thì tội càng thêm nặng. Ví dụ, dựa vào các phương tiện truyền thơng, báo chí, dư luận xã hội đều quan tâm đến cụ việc vào tháng 9/2019, Ủy ban nhân dân Quận Thanh Xuân (thành phố Hà Nội) bịa ra kết quả giả của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ y tế, cho rằng vụ cháy ở Cơng ty Bóng đèn phích nước Rạng Đơng là an tồn về môi trường để trấn an dư luận. Việc này cho thấy CB, CC rất sợ sai, sợ chịu trách nhiệm, từ đó dẫn đến việc nói dối dân, che dấu sự thật, coi thường tính mạng và sức khỏe của người dân. Trong khi đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết công ty Rạng Đơng báo cáo có khoảng 15,2 kg Thủy ngân đã phát tán ra mơi trường trong vụ cháy. Hay Ơng Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, do cố tình khai man thành tích trong kháng chiến và bị các cựu chiến binh ở Thừa Thiên Huế tố cáo, nên đã bị thu hồi danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 24/10/2014. Hay Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí (PVC) đã để xảy ra nhiều sai phạm làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn cố gắng chạy thành tích để được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba của Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tháng

4/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định 477/QĐ-TTg hủy bỏ quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 11/1/2012 về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với Trịnh Xuân Thanh. Tháng 5/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định hủy bỏ Quyết định khen thưởng Huân chương lao động hạng Ba đối với Trịnh Xuân Thanh. Như vậy, những sự việc nêu trên cho thấy một bộ phận CB, CC chưa thực hiện Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư trong hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 96 - 100)