Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 120 - 123)

nghĩa, thực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”

Tại Đại hội XIII, Đảng ta chủ trương: “Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể

chế phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại, hội nhập” [33, tr.43]. Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu mang tính khách quan và cấp thiết, tạo cơ sở cho việc khắc phục lệch chuẩn ĐĐCV của CB, CC ở Việt Nam. Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn thiện các quy tắc, luật lệ (nhất là hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách) và tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các loại thị trường…sao cho chúng được tiến hành một cách tự giác nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật cơ chế, chính sách kinh tế được coi là biện pháp cần thiết để khắc phục lệch chuẩn ĐĐCV. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật tựa như ổ khóa để khóa quyền lực trong lồng cơ chế, chống lại sự độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền, lộng quyền của CB, CC trong thực thi công vụ. Thể chế KTTT đi sâu vào tất cả các quan hệ sản xuất, bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý; quan hệ phân phối. Thể chế KTTT cũng đi sâu vào các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp với người tiêu dùng...Do đó, cần phải hồn thiện thể chế về sở hữu, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường, hoàn thiện thể chế về tổ chức quản lý sản xuất, hoàn thiện thể chế về

phân phối sản phẩm Đại hội XI của Đảng khẳng định hoàn thiện thể chế KTTT bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền KTTT; thứ hai, phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; thứ ba, phát triển đồng bộ các yếu tố và các loại thị trường; thứ tư, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa [30, tr.204- 215].

Đại hội XIII khẳng định: “Đẩy mạnh việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, có sức cạnh tranh quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội và quốc phòng anh ninh trong điều kiện mới” [33, tr.51].

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế, đổi mới việc phân cấp, phân quyền…Chế độ sở hữu minh bạch, quản lý hiện đại, phân phối hợp lý góp phần khắc phục những lệch chuẩn đạo đức của CB, CC trong việc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các vấn đề về phân bổ ngân sách, quản lý vốn nhà nước, quản lý đất đai...đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng thất thốt, lãng phí.

Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật là cơ sở ngăn ngừa, khắc phục lệch chuẩn ĐĐCV. “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, cơng khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, tạo chuyến biến mạnh mẽ trong nhận thức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp” [31, tr.309]. Đồng thời, cần phải hồn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về sở hữu tài sản cơng. Thể chế về sở hữu tài sản công càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì càng tránh được hiện tượng thất thốt, lãng phí, tham ô, tham nhũng bấy nhiêu. Đặc biệt, cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý đối với một số lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như quản lý đất đai, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở đó, giảm thiểu những sai sót trong vi phạm ĐĐCV trong quản lý vốn, đất đai, tài sản của nhà nước.

Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật còn nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng dân cư và của người dân. Cần luật hóa các CMĐĐCV để tăng cường tính kỷ cương trong thực thi ĐĐCV.

Trên thực tế, từ năm 2013 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 200 văn bản về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phịng chống tham nhũng. Đảng đồn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hồn thiện pháp luật, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng; từng bước hạn chế nguyên nhân phát sinh tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”. Từ năm 2013 đến nay, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 259 luật, pháp lệnh, nghị quyết, nhất là Luật phòng chống tham nhũng, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự, Luật Giám định tư pháp, Luật Tố cáo, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Tiếp cận thơng tin...Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1.172 nghị định, 966 nghị quyết, 488 quyết định; các bộ, ngành, địa phương đã ban hành gần 88 ngàn văn bản để triển khai thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng [112]. Đây là hành lang pháp lý quan trọng góp phần khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV ở một bộ phận CB, CC ở Việt Nam hiện nay. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về ĐĐCV cần phải đi đôi với việc triển khai nghiêm túc hoạt động tuyên truyển, phổ biến pháp luật đến đội ngũ CB, CC. Các tổ chức, cơ quan công vụ và cá nhân CB, CC cần thực hiện nghiêm túc các văn bản Luật và dưới Luật về xây dựng, thực hiện ĐĐCV như Nghị định số 59/2019/NĐ/CP ngày 1 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham

nhũng, Nghị định số 112/2020/NĐ/CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Về xử lý kỷ luật CB, CC, viên chức, Hướng dẫn số 25- HD/BCHTW ngày 1

tháng 8 năm 2022 về Một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực của Ban Chấp hành Trung ương. Việc xây dựng và thực thi pháp luật được Đảng và Nhà nước quan tâm, tiến hành thường xuyên sẽ góp phần nâng cao chất lượng,

hiệu quả quản trị quốc gia nói chung, ngăn ngừa, khắc phục sợ lệch chuẩn ĐĐCV nói riêng.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 120 - 123)