Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 29 - 31)

đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta cho thấy sự sự tác động hết sức sâu sắc của nền KTTT đến ĐĐCV. Do đó, đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.

Tác giả Trần Văn Bính có bài “Biến đổi trong hệ chuẩn mực đạo đức xã hội

ở nước ta trước tác động của nền KTTT” [9]. Tác giả cho rằng: “Để hình những

chuẩn mực đạo đức và lối sống tốt đẹp, đòi hỏi một thời gian khá dài, có khi phải vài ba thế hệ. Nhưng để phá bỏ những chuẩn mực có giá trị và thay vào đó những phản giá trị thì chỉ cần một thời gian rất ngắn” [9, tr.61]. Tác giả khẳng định, nói đến những biến đổi, biến động trong hệ chuẩn mực đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay thực ra là bàn về tác động của KTTT đối với đạo đức xã hội.

Bài “Về tham nhũng và ĐĐCV” của tác giả Nguyễn Quốc Sửu [111] đã phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm và ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay, coi đây là hai vấn đề đang được xã hội quan tâm và có mối quan hệ theo tỷ lệ nghịch: “ĐĐCV xuống cấp thì tham nhũng phát triển và ngược lại” [111, tr.19]. Tác giả

đã nêu ra một số vụ điển hình về tham nhũng minh chứng cho thực trạng, đó là tham nhũng đất cơng ở Hải Phịng, dự án Qn Nam, Hải Phòng, vụ bê bối đề án 112 Đề án tin học hóa cải cách hành chính, vụ “rút ruột” cơng trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, vụ Vinashin để lại món nợ 80 ngàn tỷ đồng cho quốc gia...Đây là bài viết phản ánh khá rõ thực trạng lệch chuẩn ĐĐCV.

Thực trạng tham nhũng cũng được tác giả Cao Minh Cơng phân tích và minh chứng cụ thể trong cơng trình “Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức

ở nước ta hiện nay” [20]: “Thiệt hại do tham nhũng gây ra tính từ tháng 8/2010

đến hết tháng 7/2011 lên tới 11.400 tỷ đồng, trong đó tội tham ơ chiếm 50% số vụ và 45% số bị can, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản trên 15% số vụ và 13% bị can...” [20, tr.108]. Như vậy, những minh chứng trên cho thấy, thực trạng suy thoái ĐĐCV đã gây thiệt hại về kinh tế - xã hội rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Bài “Đạo đức công chức trong nền công vụ ở nước ta hiện nay” của Lý Thị Huệ, Đặng Văn Luận [57] nêu lên thực trạng suy thối đạo đức của cơng chức mà trước hết là tham nhũng, nói chính xác hơn là tham nhũng “vặt”. Các tác giả chỉ ra đây là một biểu hiện của tình trạng suy thối ĐĐCV trước tác động của nền KTTT, địi hỏi phải có những biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hiệu quả nhằm nâng cao uy tín của đội ngũ CB, CC và hiệu quả của hoạt động công vụ.

Cuốn “Đạo đức công chức trong thực thi công vụ” của Ngô Thành Can [12] đề cập đến thực trạng đạo đức cơng chức trong thực thi cơng vụ cả mặt tích cực và mặt hạn chế. Về mặt hạn chế, các tác giả viết: “Đôi khi công chức chưa lấy việc phục vụ nhân dân làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực thi cơng vụ của mình. Chính điều này dẫn tới tình trạng quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân, lợi dụng quyền hạn, chức trách mà nhân dân ủy thác để tham nhũng, làm biến dạng những chuẩn giá trị của người công chức - phục vụ nhân dân” [12, tr.208]. Các tác giả đi sâu phân tích tình trạng tham nhũng của CB, CC, coi đó là “biểu hiện tổng hợp của sự tha hóa về đạo đức, vừa thể hiện sự bất lương, vô cảm, vơ trách nhiệm và thói đạo đức giả” và “điều đáng lo ngại nhất là tệ tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương và thậm chí ở ngay các cơ quan thực thi pháp luật”

[12, tr.209]. Những quan điểm này cho thấy, các tác giả đã đánh giá mức độ lệch chuẩn ĐĐCV đã ở mức cao, mức tha hóa đạo đức.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 29 - 31)