Phát huy vai trò phản biện của dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 152 - 153)

Trên thực tế, dư luận xã hội hiện nay ở nước ta chính là tiếng nói trực tiếp của nhân dân trên các cộng đồng mạng xã hội, ở tổ dân phố, trong các diễn đàn tư tưởng, hội họp…Đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại các địa phương, có thể thấy được hiệu quả của nó một cách rõ ràng, trực tiếp. Do đó, nhân dân có cơ sở để phản ánh về q trình hoạt động cơng vụ và đấu tranh để ngăn ngừa, khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV. Nhân dân là đối tượng phục vụ, họ có quyền hài lịng và khơng hài lịng về chất lượng của hoạt động cơng vụ và phát huy quyền làm chủ của mình. Khơng ít những sai phạm của CB, CC và các cơ quan, đơn vị về ĐĐCV đã được phản ánh kịp thời thơng qua dư luận xã hội bằng hình thức gửi đơn tố cáo, khiếu nại, gửi thư cho các cơ quan, ban, ngành chức năng, ghi âm, ghi hình v.v..

Tuy nhiên, khơng phải ý kiến nào của dư luận xã hội cũng chính xác, cũng trên tinh thần đấu tranh để xây dựng; do đó, cần phải đánh giá thông tin, chắt lọc thông tin từ dư luận xã hội, nắm bắt các luồng thơng tin có tính tích cực, có tính xây dựng, chính thống, loại bỏ những thơng tin có tính tiêu cực, phá hoại, thơng tin nhiễu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói” [80, tr.295], nhưng “khơng phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo” [80, tr.337]. Đảng ta cũng khẳng định: “Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm thống nhất trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội” [33, tr.181]. Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định thông tin phải có sự trao đổi từ hai phía: Đảng, Nhà nước và nhân dân: “Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin thiết yếu và tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trong đấu tranh phịng, chống suy thối đạo đức, lối sống, các thơng tin về tham nhũng, lãng phí, quan liêu…” [34, tr.142].

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao hiệu quả của các tổ chức, bộ máy làm công tác dư luận xã hội trong các cơ quan Tuyên giáo và đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội như các chun gia, các cá nhân có ảnh hưởng tích cực trong cộng động xã hội…Trong đó, cần phát huy vai trị của cộng tác viên dư luận xã hội cấp Trung ương trong việc phản ánh và xây dựng văn hóa cơng sở và ĐĐCV. Ngày 4/3/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức gặp mặt cộng tác

viên dư luận xã hội và tuyên dương 5 cộng tác viên dư luận xã hội cấp Trung ương. Hoạt động này nhằm đề cao vai trò của cộng tác viên dư luận xã hội trong xây dựng, phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 152 - 153)