Một bộ phận cán bộ, cơng chức khơng giữ bí mật nhà nước, làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 84 - 86)

làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước

Trong bài “Phải giữ bí mật của Nhà nước” trên báo Nhân dân ngày 01/02/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hịm, có khóa, để phịng ngừa kể gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn” [85, tr.262].

Điều 2 Luật Bảo vệ nhà nước 2018 số 29/2018/QH14 giải thích: Bí mật nhà nước là thơng tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa cơng khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc [107]. Quy định số 102-QĐ/TW về “Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm” ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định Điều 10: Vi phạm về tuyên truyền, phát ngôn, Điều 12: Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Đảng, Nhà nước.

Nhìn chung, đại bộ phận CB, CC ở nước ta tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước, nỗ lực phấn đấu xây dựng đất nước phát triển. Thơng qua chỉ số hài lịng của người dân, qua những chỉ số phát triển kinh tế, chỉ số cải cách hành chính có thể thấy được điều đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cịn có một bộ phận CB, CC khơng trung thành với Đảng và Nhà nước. Hiện tượng lọt, lộ bí mật của Nhà nước vẫn xảy ra, những hiện tượng làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn tồn tại.

Chẳng hạn, trường hợp ông Phan Anh Vũ, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 bị khởi tố về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiến đoạt tài sản” gây thất thoát 2000 tỷ đồng trong vụ án kinh tế tại Ngân hàng Đông Á năm 2012. Hay ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội), một vị lãnh đạo được đánh giá có tài, có uy tín với người dân trước khi xảy ra vi phạm, bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” vào ngày 11/12/2020. Ông Nguyễn Đức Chung bị cơ quan tố tụng xác định có vai trị chủ mưu, chỉ đạo và nhiều lần nhận tài liệu về vụ án Nhật Cường. Hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng chức cụ, quyền hạn để chiếm ddaotj tài liệu bí mật của Nhà nước nhằm trục lợi cá nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của đội ngũ CB, CC, của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Trong năm 2021, cơ quan chức năng phát hiện 30 vụ lộ, mất bí mật nhà nước với 202 đầu tài liệu. Một số ứng dụng phịng, chống dịch Covit-19 có nguy cơ lọt, lộ thơng tin cá nhân. Về tình hình tội phạm sử dụng khơng gian mạng xâm phạm trật tự an tồn xã hội, lãnh đạo Cục A05 cho biết, tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua khơng gian mạng có dấu hiệu gia tăng [10].

Hiện tượng làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng diễn ra rất nhiều trong đội ngũ CB, CC trong những năm gần đây. Trong vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đông Á năm 2018, ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng từ 2006-2011 và ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng từ 2011-2014 bị khởi tố về hai tội danh: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thốt, lãng phí quy định tại điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hay vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây lãng phí; Vi phạm quy định về quản lý đất đai” năm 2021 xảy ra tại Bộ Công thương và Tổng Cơng ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gịn (Sabeco) liên quan đến dự án 2- 4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện KTTT hiện nay ở nước ta rất cần những con người xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết 33 khóa XI của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao trí lực, bồi dưỡng trí thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập” [3, tr.2]. Phải có những con người như vậy mới có thể rút ngắn bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, hồn thành q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, hiện nay sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận CB, CC, đảng viên đang là một lực cản trở rất lớn đến cơng cuộc đổi mới ở nước ta. Bởi vì theo Nghị quyết trung ương 4 khóa XII, “sự suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khơn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” [32, tr.2]. Chính vì vậy, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ một cách sâu sát, chặt chẽ, thường xuyên. Đồng thời, phải có hành động quyết liệt để ngăn ngừa, khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 84 - 86)