Gặp gỡ Ngài Maxwell

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 138 - 142)

TRUNG ƯƠNG)

6.5. Gặp gỡ Ngài Maxwell

Câu chuyện về lý thuyết hệ điều khiển bắt đầu vào năm 1868 với bài báo của James Clerk Maxwell mang tựa đề “Vai trò của điều khiển”. “Điều khiển” mà Maxwell nhắc đến là các thiết bị cơ khí sử dụng trong quá trình tự động điều chỉnh vận tốc của máy hơi nước; tuy vậy, chúng ta có thể vận dụng điều này để nói về vai trị của các thống đốc ngân hàng trung ương.

Trước khi đi vào chi tiết bài báo “Vai trị của điều khiển”, có lẽ tơi cũng cần đưa ra cho độc giả một số thơng tin về Maxwell. Ơng sinh năm 1831 tại Scotland. Ông chỉ sống vẻn vẹn 48 năm. Trong cuộc sống ngắn ngủi của mình, ơng đã: phát minh máy ảnh màu; phát triển lý thuyết thống kê đầu tiên về vật lý nhằm mô tả hoạt động của các loại khí gas (cơ sở cho sự phát triển của cơ học lượng tử hiện đại); sau đó ơng hợp nhất các lý thuyết về điện, từ tính và ánh sáng thành một lý thuyết có thể dự đốn được các bước sóng radio (bước đi đầu tiên dẫn tới truyền thông không dây hiện đại) đồng thời đặt nền tảng cho thuyết tương đối của Einstein. Ngày nay, đóng góp của Maxwell cho khoa học được đặt ngang hàng với các đóng góp của Isaac Newton và Albert Einstein.(2)

139 Năm 1868, Maxwell chuyển sự chú ý sang những thay đổi vĩ đại về khoa học của thời đó trong lĩnh vực nghiên cứu các thiết bị cơ khí. Thời kỳ đó, người ta đang tìm cách phát triển các thiết bị này để chúng có thể tự động điều khiển tốc độ của máy hơi nước. Quay trở lại thời điểm cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, và vấn đề làm sao có thể điều khiển được các máy móc mới sử dụng năng lượng hơi nước là một thách thức công nghệ rất cấp bách.

Vấn đề các kỹ sư thời đó phải đối mặt là tìm cách duy trì hoạt động của máy hơi nước ở một tốc độ bất biến trong khi lượng tải của máy thay đổi: máy cưa sẽ trở nên vô dụng nếu khi tiếp xúc với một thân cây, lưỡi cưa từ từ dừng lại, cịn khi khơng sử dụng đến, nó lại chạy ầm ầm khơng kiểm sốt.

Trên thực tế, hoạt động của những thiết bị điều khiển này (đó là tên mà các nhà khoa học thời đó đặt cho chúng) đã cho ra một số kết quả khơng như ý. Với vai trị của mình, lẽ ra chúng phải giữ cho tốc độ quay của máy chạy êm; nhưng thường thì chúng gây ra những dao động thất thường nguy hiểm đối với tốc độ của máy. Những dao động này sẽ mạnh dần lên và làm hỏng máy. Theo chính lời của Maxwell thì tình trạng đó là:

“…chuyển động chao đảo của thiết bị điều khiển, đi kèm với chuyển động giật cục của trục chính…”

Với đặc điểm tính cách của mình, khi Maxwell bắt đầu quan tâm tới các bộ điều khiển máy hơi nước, ông không chỉ mong muốn tìm hiểu về phương thức hoạt động của chúng mà còn đi xa hơn một bước: ơng muốn tìm hiểu về cách thức tất cả các hệ thống này phản ứng lại với những xáo trộn nói chung.

140 Rất may mắn cho chúng ta, Maxwell là một thiên tài tốn học hiếm có; ơng tin rằng một vấn đề sẽ chỉ được hiểu một cách thực sự nếu nó được diễn giải rõ ràng bằng các phương trình. Vì vậy, ơng đã chắt lọc những kiến thức tốn học của mình để có thể mơ tả cách thức hoạt động của các bộ điều khiển một cách đơn giản.(3)

MỘT BỘ ĐIỀU KHIỂN là một phần trong máy, thơng qua đó tốc độ của máy được duy trì ở mức gần như đồng nhất, cho dù có những thay đổi về lực đẩy hoặc bị cản trở…

Bây giờ, tôi sẽ không đi vào chi tiết về cơ chế hoạt động mà sẽ hướng sự chú ý của các kỹ sư và nhà toán học vào thuyết động lực của các bộ điều khiển như vậy…

Có thể thấy rằng chuyển động của máy cùng với bộ điều khiển, nhìn chung, sẽ bao gồm một chuyển động đồng nhất kết hợp với một sự xáo trộn - có thể coi xáo trộn này là tổng của một số các chuyển động hợp thành. Các bộ phận hợp thành này có thể gồm bốn loại khác nhau:

Xáo trộn có thể tăng liên tục Xáo trộn có thể giảm liên tục

Đó có thể là một dao động với biên độ tăng liên tục Đó có thể là một dao động với biên độ giảm liên tục

Các trường hợp thứ nhất và thứ ba rõ ràng là không thống nhất với sự ổn định của chuyển động; còn trường hợp thứ hai và thứ tư có thể thực hiện được với một bộ điều khiển tốt.

Bài viết của Maxwell cho thấy các hệ thống chỉ có thể phản ứng lại với xáo trộn theo một trong bốn cách khác nhau. Điều đáng

141 lưu ý là bốn cách phản ứng trên đều có thể được tóm gọn tương ứng như sau:

Lý thuyết tính bất ổn tài chính Thuyết Thị trường Hiệu quả

Chính sách ngân hàng trung ương kém hiệu quả Chính sách ngân hàng trung ương tối ưu

Mơ hình thứ hai của Maxwell - sự xáo trộn “có thể giảm liên tục” khơng phải khái niệm gì xa lạ. Đó chính là Thuyết Thị trường Hiệu quả: khi các thị trường bị xáo trộn, các lực lượng trong hệ thống sẽ hoạt động để loại bỏ sự xáo trộn đó và đưa hệ thống quay trở về trạng thái cân bằng ổn định.

Mơ hình thứ nhất của Maxwell - “Xáo trộn có thể tăng liên tục” - là Lý thuyết tính bất ổn tài chính: khi các thị trường bị xáo trộn, các lực lượng trong hệ thống sẽ hoạt động để khuếch đại sự xáo trộn đó và đẩy hệ thống ra xa khỏi trạng thái cân bằng.

Cả mơ hình thứ nhất và thứ hai đều phản ứng lại với các hệ thống và chúng được thống trị bởi hành động bên trong của bản thân hệ thống.

Khám phá của Maxwell và đồng thời cũng là điểm tựa của lý thuyết hệ điều khiển nằm ở chỗ ơng đã xác định và tìm hiểu mơ hình hoạt động thứ ba và thứ tư. Các mơ hình này mơ tả cách thức các hệ thống phản ứng lại khi bị xáo trộn, trong đó có vai trị của “người điều khiển” ln cố gắng tìm cách kiểm sốt sự xáo trộn đó.

142

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)