NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG?
2.7. Kiểm nghiệm giả thuyết
Thực tế, Thuyết Thị trường Hiệu quả có thể được chuyển đổi sang các phân phối xác suất chúng ta đã biết rõ và qua đó có những cách giúp chúng ta có thể kiểm định tính chính xác của nó. Theo thời gian, chúng ta có khả năng ghi lại số liệu giá tài sản biến động và nếu các thị trường hiệu quả, chúng ta sẽ đưa các số liệu thu thập được vào mơ hình phân phối doanh thu tài sản và so sánh các phân phối đó với những dự đốn trước đây. Chúng ta có thể theo cách này nếu các dự đoán thống kê của Thuyết Thị trường Hiệu quả được hỗ trợ bởi các chứng cớ xác thực. Những kiểm nghiệm này được thực hiện đi thực hiện lại qua các thị trường tài sản đã cho chúng ta một bức tranh về doanh thu giá tài sản rõ ràng trái ngược với lý thuyết của Thuyết Thị trường Hiệu quả.
Trong khi Bear Stearns và Northern Rock giúp khẳng định những thất bại của Thuyết Thị trường Hiệu quả thì minh họa tốt nhất của vấn đề này chính là câu chuyện quỹ phịng hộ Quản lý Vốn Dài hạn (LTCM - Long Term Capital Management). Đoạn trích của Roger Lowenstein:
Đầu não của quỹ là nhóm những người trí tuệ, các Tiến sĩ, các nhà kinh doanh chênh lệch giá đã được cấp bằng. Rất nhiều người trong số họ là giáo sư. Hai người đã giành được giải Nobel. Tất cả đều là những người thông thái.(10)
Quỹ LTCM được những nhà kinh tế học uy tín, những người chịu trách nhiệm phát triển Thuyết Thị trường Hiệu quả Quản lý. Nhưng tại sao những người giành giải Nobel dựa trên Thuyết Thị trường Hiệu quả lại đang lãng phí thời gian của mình trong một
40 cơng ty mà mục đích là dự đốn những gì chính họ coi là khơng thể dự đoán được?
Nếu LTCM khơng thành cơng trong tìm kiếm lợi nhuận thì Thuyết Thị trường Hiệu quả có lẽ sẽ cũng không bị ảnh hưởng nhiều nhưng đây không phải là điều đã xảy ra. Đầu tiên, LTCM tạo ra khoản lợi nhuận kếch xù, gấp bốn lần giá trị tài sản đều đặn trong thời kì bốn năm. Sau đó, chỉ trong một vài tuần lại mất tất cả và còn mất nhiều hơn tổng các khoản lãi cả giai đoạn trước đây. LTCM đã bác bỏ Thuyết Thị trường Hiệu quả theo hai cách: đầu tiên là tạo ra các khoản lợi nhuận khơng thể có, sau đó phải chịu lỗ do hậu quả của những biến động thị trường đầy bất ngờ và cũng dường như khơng có khả năng xảy ra.
Câu chuyện của LTCM giống chuyện Albert Einstein làm việc cùng Richard Feynman để bác bỏ lý thuyết vật lí của chính họ. Họ đã thành cơng nhưng sau đó thế giới vẫn tiếp tục phát triển như thể khơng có gì xảy ra, vẫn tin vào các học thuyết bị bác bỏ đó.