NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG?
2.3. Khác biệt quan điểm
Bỏ qua mục đích và các phương pháp thực hiện của các ngân hàng trung ương là điều có thể tha thứ; thậm chí chính bản thân các thống đốc ngân hàng trung ương cũng không thể đồng thuận với nhau về mục tiêu họ đang theo đuổi và cách thức đạt mục tiêu đó. Ngày nay, hai ngân hàng trung ương hùng mạnh nhất là Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Hai cơ quan này đều có mục tiêu chung là đạt được sự bình ổn giá cả. Tuy nhiên, sự đồng thuận này đồng thời cũng hé mở phương pháp theo đuổi mục tiêu chung khác nhau của họ. Ngân hàng Trung ương châu Âu luôn cho việc thiết kế các chính sách tiền tệ cần tập trung vào phía cung tiền. Tại các cuộc họp báo hàng tháng, các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu nghiêm túc báo cáo các số liệu M3 mới nhất(4), ghi lại tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ của EU. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng liên tục khẳng định những số liệu này là cơ sở để họ quyết định về phương thức và thời gian thay đổi tỷ lệ lãi suất; cung tiền tăng quá cao thì lãi suất phải tăng lên, khi cung giảm thì lãi suất cũng cần được giảm xuống. Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, trong các văn phòng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lập luận có lẽ khác biệt đơi chút, ở đây người ta cho rằng số liệu M3 không cần thiết, không đáng ghi chép lại và chắc chắn không nên sử dụng để hoạch định chính sách.(5) Kiểm sốt chính sách tiền tệ là nhiệm
34 vụ của ngân hàng trung ương, nhưng thống đốc các ngân hàng trung ương thường không đồng thuận về của yếu tố làm thay đổi lượng cung tiền. Sự bất đồng trong nhận thức vai trị của tăng trưởng cung tiền trong chính sách của các ngân hàng trung ương là một dấu hiệu cho thấy những chuyên gia trong ngành cũng không thể hiểu được hết mục đích của các ngân hàng trung ương. Khiếm khuyết này nảy sinh xuất phát từ một sự tin tưởng vô điều kiện vào các quan điểm của thị trường hiệu quả mà tôi sẽ giải thích sau đây.
Hơn một thập kỉ phân tích các chính sách của ngân hàng trung ương trên cả hai bờ Đại Tây Dương, tôi tin các yếu tố khác biệt trong chiến lược chính sách của Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể được minh họa như sau.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ khơng tin rằng có sự tăng trưởng tiền tệ, tạo tín dụng hay lạm phát tài sản vượt mức. Tuy nhiên, họ lại tin có thể các biến số này đang thấp dưới mức chấp nhận được. Kết quả là, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang được mô tả là một phần mà trong đó chính sách được sử dụng tối đa để tránh hoặc ngăn chặn thu hẹp tín dụng hay giảm phát giá tài sản nhưng khơng được sử dụng để tránh việc mở rộng tín dụng hay lạm phát giá tài sản. Lý thuyết này được cô đọng trong ý tưởng khơng xác định được bong bóng tài sản trước khi nó vỡ tan, và chỉ khi ấy, các ngân hàng trung ương mới có thể và nên có động thái can thiệp.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu lại tin tăng trưởng cung tiền có thể vượt mức; điều này phù hợp với sự tạo thành tín dụng vượt mức và cũng phù hợp với việc lạm phát tài sản quá mức. Tuy nhiên, vẫn có sự miễn cưỡng trong thừa nhận mối liên
35 hệ giữa sự tăng trưởng cung tiền quá mức và lạm phát giá tài sản quá mức.
Kết quả hai quan điểm khác biệt là Cục Dự trữ Liên bang nhìn nhận vai trị của mình là chống lại bất cứ sự thu hẹp tín dụng nào, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thấy vai trị của mình là chống lại bất cứ sự mở rộng tín dụng q mức nào. Chắc chắn tơi đã động chạm đến điều nhạy cảm của cả hai bờ Đại Tây Dương khi nêu sự khác biệt trong các chính sách tiền tệ đáng kính theo một cách trần trụi như vậy trong khi lại bỏ qua rất nhiều đồng thuận to lớn khác. Tơi xin lỗi vì điều này nhưng sự khác biệt trong chiến lược chính sách tiền tệ là một phần quan trọng của câu chuyện khủng hoảng tín dụng hiện nay và trước đây, do vậy, rất đáng được nhắc đến.(6)