Hôm nay là thứ Hai và hôm nay là ngày thị trường hàng hóa

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 102 - 104)

4. CÁC THỊ TRƯỜNG ỔN ĐỊNH VÀ KHÔNG ỔN ĐỊNH

4.2. Hôm nay là thứ Hai và hôm nay là ngày thị trường hàng hóa

hóa

Là một khu chợ truyền thống, các thương gia đến từ sáng sớm, bày sạp hàng và trưng hàng hóa cùng giá cả của mặt hàng ấy lên. Sạp hàng của người bán bánh mì chất đầy bánh mì nướng giịn, đằng trước là tấm biển trưng giá của bánh. Trong ngày thứ Hai bình thường này thì người bán bánh mì chẳng có lý do gì tin rằng tình hình kinh doanh hơm nay sẽ khác những ngày cuối tuần nên giá anh ta đưa ra cũng giống giá anh ta bán vào thứ Sáu tuần trước.

Người nông dân cũng làm tương tự, chất đầy khoai tây lên sạp và trưng biển giá của ngày hôm nay. Người nông dân thu hoạch khoai tây vào cuối tuần ngạc nhiên khi thấy sản lượng vụ mùa bội thu của mình. Nhận thấy hơm nay cần phải bán nhiều hơn mọi ngày, anh ta bắt đầu trưng giá thấp hơn hôm thứ Sáu vừa rồi một chút.

Hàng bày lên sạp, biển giá cũng trưng lên rồi, những vị khách đầu tiên đến mua hàng. Khách hàng tham khảo giá cả và bắt đầu mua hàng. Khoai tây hôm nay ngon hơn và do đó một hay hai vị khách đang xem lại danh sách hàng cần mua của mình. Vì người nơng dân đã có ý định từ trước nên mức giá thấp hơn đôi chút của anh ta tạo lượng cầu tăng đôi chút, đáp ứng lượng cung khoai tây nhiều hơn của anh ta.

Ở góc chợ khác, người bán bánh mì khơng có ý niệm gì về thặng dư

khoai tây cả, lại thấy bánh mì của mình hơm nay bán khơng chạy như mọi ngày. Do đó, anh ta hạ giá đơi chút và ngay sau đó, việc

103 bn bán lại sn sẻ như bình thường. Chỉ sau đó một chút, người nông dân do không biết người bán bánh mì đã hạ giá, lại thấy số người mua khoai cứ thưa dần; anh ta lại quyết định giảm giá đi đơi chút. Do khơng biết gì đến người kia, người bán bánh và người nông dân tiếp tục cuộc chiến giá cả, mỗi người đều lần lượt hạ giá bán sản phẩm của mình xuống. Vì người bán bánh và người nông dân hạ giá nên người mua hàng cũng bắt đầu để ý rằng cả bánh mì và khoai tây hơm nay đều rẻ hơn mọi ngày; nên họ quyết định mua nhiều hơn dự định đôi chút.

Đến cuối ngày, cả người bán bánh và người nông dân đều bán được số lượng vừa ý; giá cả đã trở về mức cân bằng mới. Giá khoai tây và bánh mì đã thay đổi, lượng cung khoai tây dư và giá trung bình của tất cả hàng hóa đều thay đổi, phản ánh sự chuyển dịch chung trong lượng cung của họ. Cơ cấu giá cả tạo lượng cầu dư khi cần thiết, mức cân bằng của cung và cầu đã được bảo tồn và hai người bán hàng đều khơng biết đến sự thay đổi của người kia. Cung và cầu do các lực lượng thị trường cạnh tranh duy trì, khơng cần có sự quản lý nào từ bên ngoài cả.

Khi phiên chợ gần tan, từ phía tây có một người cưỡi ngựa đến mua bánh mì. Một lần nữa giá cả lại thay đổi. Cầu mới đối với bánh mì cho phép người bán bánh nâng giá lên. Người mua hàng không mua hàng nữa mà quay sang mua khoai tây. Người nông dân cũng có khả năng tăng giá. Sau một vài điều chỉnh, trạng thái cân bằng mới của thị trường được thiết lập. Đầu tiên, dân cư của thị trấn rất buồn vì có người lạ đến làm cho giá cả ở đó tăng lên nhưng sự xuất hiện của người đó cũng là một hiện tượng tự nhiên trên thị trường khi người bán bánh mì mỗi ngày làm thêm vài ổ bánh nữa và giá lại hạ xuống. Cầu thêm tạo cung thêm; một lần nữa qua cơ cấu giá cả, trạng thái cân bằng được duy trì và tất cả

104 lực lượng trong thị trường đều ổn. Thị trường bánh mì và khoai tây ổn định và hiệu quả.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)