8. ĐỐI MẶT VỚI ẢO TƯỞNG VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
8.3.2. Loại bỏ sự tập trung vào giá tiêu dùng
Việc tập trung vào lạm phát giá tiêu dùng của các ngân hàng trung ương thường dẫn tới những thay đổi bất thường về chính sách. Cuối những năm 1990 và nửa đầu thập kỷ này, tình trạng lạm phát của các nền kinh tế châu Âu giảm đi nhờ các mặt hàng nhập khẩu giá rẻ từ các nền kinh tế đang trong quá trình cơng nghiệp hóa. Vì thế, các ngân hàng trung ương quyết định hạ thấp lãi suất nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể mua được các mặt hàng có giá phải chăng. Vậy là nhu cầu được kích thích bằng chính sách tiền tệ, trong khi đó bản thân nguồn cung ứng hàng hóa giá rẻ cũng đã là một động lực kích cầu. Đến thời điểm này, tình hình lại xoay sang một chiều hướng khác vì các nền kinh tế mới nổi bắt đầu gia tăng lạm phát thông qua sự gia tăng của giá cả hàng
169 hóa. Trong lúc này, nếu vẫn cứng nhắc tập trung vào giá tiêu dùng, sự việc sẽ cịn trở nên trầm trọng hơn bởi vì khi giá hàng hóa tăng lên, chi phí vay tiền cũng cao hơn.
Chính sách hiệu quả hơn lúc này sẽ là tăng lãi suất trong khi các nền kinh tế của chúng ta đang có những luồng hàng nhập khẩu giá rẻ - điều này sẽ cho phép chúng ta có được lãi suất thấp hơn khi bất ngờ phải chịu tác động như bị đánh thuế do lạm phát tăng cao.
Mâu thuẫn giữa việc tập trung vào giá tiêu dùng và cơng việc quản lý tín dụng có thể dễ dàng được hóa giải bằng cách loại bỏ mục tiêu cho giá tiêu dùng. Như tôi đã đề cập, nếu tránh được tình trạng dư thừa tín dụng và đưa thêm tiền tệ vào lưu hành thì có thể tránh được lạm phát. Xét về thực tế, động thái này có nghĩa là các ngân hàng trung ương sẽ chuyển chính sách của mình từ quản lý lạm phát giá tiêu dùng sang lạm phát giá tài sản. Nói cách khác, ngân hàng trung ương sẽ chuyển sự chú ý của mình từ quản lý các thị trường hàng hóa với bản chất ổn định sang các thị trường vốn với bản chất không ổn định. Nếu chúng ta có một bộ điều khiển, thì ít nhất chúng ta cũng có thể gắn nó vào một bộ phận nào đó trên cỗ máy cần được điều khiển khi hoạt động. Vì các mục đích thiết thực, chính sách này tương tự như việc yêu cầu các ngân hàng trung ương phải ra tay trước để loại bỏ các bong bóng giá tài sản; tuy nhiên, hành động can thiệp này không cần phải thực hiện ngay khi các bong bóng bắt đầu hình thành mà chỉ cần trước khi kho nợ của các bong bóng này trở nên quá lớn đến mức phải có một chính sách đưa thêm tiền tệ vào lưu hành - tức là trước khi các bong bóng phát triển tới một điểm
170 khiến sự vỡ vụn của chúng có thể tạo ra một mối đe dọa mang tính hệ thống đối với nền kinh tế(3).