Chỉ có những học thuyết phù hợp nhất mới tồn tạ

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 161 - 163)

8. ĐỐI MẶT VỚI ẢO TƯỞNG VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

8.1. Chỉ có những học thuyết phù hợp nhất mới tồn tạ

Các thuyết về tiến hóa sinh học và kinh tế đều được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết chung là cạnh tranh tạo ra tiến bộ. Thuyết tiến hóa của Darwin đã giải thích rõ cách thức các lực lượng cạnh tranh tác động tới quá trình chọn lọc tự nhiên. Các nhà kinh tế học (vốn là những người có ý tưởng đó trước) cũng sử dụng chính ý tưởng đó để giải thích sự tiến bộ kinh tế lại được tạo ra thơng qua q trình tìm kiếm lợi ích cá nhân.

Có thể nói một cách chắc chắn rằng cạnh tranh chính là động cơ của tiến bộ kinh tế; song, động cơ khơng phải là tất cả. Thuyết theo đuổi lợi ích cá nhân của Adam Smith cũng có mức độ phổ dụng tương tự như thuyết thích nghi thì tồn tại của Darwin. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học có thể khẳng định chắc chắn về tính khái quát của q trình tiến hóa - ở đâu có cuộc sống thì ở đó có tiến hóa - cịn các nhà kinh tế học lại không thể cam đoan như vậy về sự phát triển của kinh tế. Thực tiễn cho thấy phát triển kinh tế chỉ là một giai đoạn rất ngắn ngủi, bị giới hạn bởi những mảnh hẹp của lịch sử và địa lý. Khi giai đoạn phát triển diễn ra, có thể vận dụng thuyết tự do kinh doanh trong cạnh tranh để giải thích,

162 thế nhưng chúng ta khơng thể dùng nó để giải thích cho giai đoạn kém phát triển hơn của nền kinh tế.

Chúng ta thường coi sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ngày nay là một hiện tượng bình thường, nhưng thực ra, lịch sử loài người trong mấy trăm năm trở lại đây là khá đặc biệt nếu so sánh với hàng trăm ngàn năm trì trệ về kinh tế trước đó. Thậm chí, trong những năm phát triển nhanh chóng này, sự tiến bộ cũng chỉ giới hạn ở những góc hẹp của thế giới.

Những học thuyết về tự do kinh doanh và thị trường hiệu quả đang thịnh hành trong xã hội khơng thể lý giải được hình thái lịch sử của quá trình tiến bộ kinh tế; chúng cũng khơng thể giải thích được sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng tài chính, hành vi của các thị trường tài sản, sự cần thiết của ngân hàng trung ương hay sự tồn tại của tình trạng lạm phát. Nói một cách ngắn gọn, các lý thuyết về kinh tế mà chúng ta có khơng giải thích được cách thức hoạt động của các nền kinh tế. Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi là các lý thuyết phải được xây dựng sao cho phù hợp với thực tế. Xét về khía cạnh này thì các quan điểm luận về kinh tế chưa phải là một khoa học thực sự.

Nếu muốn phát triển một hệ thống quản lý kinh tế vĩ mơ hiệu quả và ít gây ra các cuộc khủng hoảng hơn, đầu tiên chúng ta phải hiểu được cách thức hoạt động thật sự của hệ thống tài chính chứ khơng phải cách thức hoạt động của hệ thống này theo mong muốn của các nhà viện sĩ hàn lâm. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải áp dụng một phương pháp tiếp cận khoa học: chúng ta phải thay đổi các lý thuyết cho phù hợp với thực tế, chứ không phải làm theo cách ngược lại. Cần phải loại bỏ những lý

163 thuyết (như Thuyết Thị trường Hiệu quả) không thể vượt qua được vòng kiểm tra cơ bản này.

Một phần của tài liệu 8. -Nguon-goc-khung-hoang-tai-chinh (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)