4. CÁC THỊ TRƯỜNG ỔN ĐỊNH VÀ KHÔNG ỔN ĐỊNH
4.3.3. Động thái của nhà đầu tư
Đến giờ, tôi đã cẩn thận tránh thảo luận đến các thuyết về tài chính hành vi. Điều này minh họa tính bất ổn của thị trường tài
109 chính ít liên quan đến cơ chế của thị trường nợ và tài sản; do đó khơng cần viện đến các lập luận cịn tranh cãi về tài chính hành vi để minh họa tính bất ổn của thị trường. Nhưng điều này cũng khơng có nghĩa là nên bỏ qua tài chính hành vi vì lĩnh vực này cũng có thể làm cho vịng phản hồi tích cực có hiệu lực hơn. Nói rộng ra thì các nhà đầu tư mua tài sản bằng thu nhập hay bằng khả năng xoay vòng vốn. Nếu một nhà đầu tư mua một tài sản với mong muốn xoay vịng vốn thì theo định nghĩa, anh ta/cơ ta tin là tài sản đó đang bị đánh giá thấp. Nếu giá tài sản ấy bắt đầu tăng thì ý kiến của nhà đầu tư có vẻ đúng, và nhà đầu tư sẽ chắc chắn sẽ tự tin hơn về đánh giá ban đầu. Vì lý do này mà nhà đầu tư khơng cần bán tài sản để đối phó với giá cao hơn, kết quả là cung tài sản không tăng cùng giá như xảy ra cùng với thị trường hàng hóa. Ngược lại, sự giảm giá do giảm lịng tin khuyến khích lượng cung tài sản tăng. Trong thị trường hàng hóa, các mặt hàng được mua để tiêu thụ; trong thị trường tài sản, các mặt hàng được mua vì nhà đầu tư trơng đợi vào tiềm năng thay đổi giá. Đó chính là khác biệt bản chất của các thành viên khi đối phó với sự thay đổi giá trên hai thị trường.